11/05/2018, 14:50

Vận động là gì? – van dong la gi ?

Vật chất và vận động. a. Vận động là gì? Ăngghen viết: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức đ­ược hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, ...

Vật chất và vận động.

 

a. Vận động là gì? 


Ăngghen viết:“Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức đ­ược hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến t­ư duy”.

Theo quan điểm của triết học macxit, vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, là sự biến đổi nói chung.

b. Vận động là phư­ơng thức tồn tại của vật chất.


Nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động, thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của vật chất là tự thân vận động; bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ, tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất đư­ợc nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

Vận động là một thuộc tính cố hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt đư­ợc. Nguyên lý này đ­ược chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lư­ợng.

c. Các hình thức vận động cơ bản của vật chất.


Dựa vào thành tựu của khoa học tự nhiên và triết học, lần đầu tiên Ăngghen đã phân loại thành 5 hình thức vận động cơ bản của vật chất là:

– Vận động cơ học.

– Vận động vật lý.

– Vận động hoá học.

– Vận động sinh học.

– Vận động xã hội.

Những hình thức vận động trên quan hệ với nhau theo những nguyên tắc nhất định:

Thứ nhất, giữa các hình thức vận động có sự khác nhau về chất, biểu hiện những trình độ phát triển của các kết cấu vật chất.

Thứ hai, các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn.
Thứ ba, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau, nhưng bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản.
Bằng sự phân loại các hình thức vận động, Ăngghen đã đặt cơ sở cho việc phân loại các khoa học, cho khuynh h­ướng phân ngành và hợp ngành của các khoa học. Đồng thời còn chống lại một khuynh h­ướng sai lầm trong nhận thức là quy hình thức vận động cao vào hình thức vận động thấp hơn.

d. Vận động và đứng im.


Theo Ăngghen, “đứng im tương đối của các vật thể… là điều kiện chủ yếu của sự phân hoá của vật chất”. Đó là sự ổn định, là sự bảo toàn tính quy định của các sự vật, hiện tượng.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là tuyệt đối, còn đứng im là tương đối, tạm thời, thể hiện ở các điểm sau:

– Vật thể chỉ đứng im trong một quan hệ nhất định.

– Vật thể chỉ đứng im trong một hình thức vận động trong một lúc nào đó, chứ không phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc.

– Đứng im là biểu hiện trạng thái vận động trong thăng bằng, ổn định tương đối.

– Vận động cá biệt có xu hướng hình thành sự vật, hiện tượng ổn định nào đó; còn vận động nói chung thì làm cho tất cả không ngừng biến đổi.

0