18/06/2018, 13:17

TỪ XUÂN PHỦ (1520 - 1596)

Từ Xuân Phủ, tự Như Nguyên, ngươi Kỳ Môn (nay là An Huy, Kỳ Môn). Cha của ông là Từ Hạc Sơn nhận chúc ‘Tương phủ điển thiện’ (phụ trách bộ phận ẩm thực ở Tương phủ?) mắc phải bạo bệnh chết Sớm. Khi cha chết, mẹ đã mang thai, sau đó sinh ra ông. Để thương nhớ cha, ông lấy hiệu là Tư ...

 Từ Xuân Phủ, tự Như Nguyên, ngươi Kỳ Môn (nay là An Huy, Kỳ Môn). Cha của ông là Từ Hạc Sơn nhận chúc ‘Tương phủ điển thiện’ (phụ trách bộ phận ẩm thực ở Tương phủ?) mắc phải bạo bệnh chết Sớm. Khi cha chết, mẹ đã mang thai, sau đó sinh ra ông. Để thương nhớ cha, ông lấy hiệu là Tư Hạc. Ông có tư chất thông mẫn, thuở nhỏ theo học với người Thái học sinh tên là Diệp Quang Sơn để ứng thí. Sau vì trong người có nhiều  bệnh mà lại theo học thuốc với người cùng làng tên Uông Hoạn, em họ (của Uông Cơ. Uông Hoạn có nghiên cứu sâu các sách ‘Tố Vấn’, ‘Linh Khu,  tinh thông y lí, giỏi trước tác, có viết sách, như ‘Y Học Chất Nghi’cho đời. Xuân Phủ lấy vốn nho của mình ra học y, cho nên tương đối dễ, lại thêm hết lòng cầu học, chuyên về trị liệu; đối với sách vở của y gia, không cuốn nào không xem qua, không đầy vài năm đã học được hết  sở truyền của thầy Uông. Ông thuộc loại học trò ‘thanh xuất vu lam nhi thắng vu lam’ (màu xanh lấy ra từ chàm mà xanh hơn chàm), tinh thông các khoa: nội, phụ, nhi, lùng danh một thời. Về sau, ông dời chỗ ở đến Hồ Huyện của kinh sư xem mạch. Ông cho việc cứu đời là nhiệm vụ cấp thiết, trị bệnh cho người không kể thù lao mà hiệu nghiệm cao tuyệt, cho nên nên đến xin chữa trị rất đông, suốt ngày người bệnh đến không dứt, ngươi giàu sang đến rước cũng không thể một sớm một chiều mà đi được. Để tưởng thưởng y thuật của ông: triều Minh đã từng phong chức quan Thái y viện cho ông. Ông rất xem trọng học thuyết của Lý Đông Viên, trị bệnh dùng thuốc thiên về ôn bổ. Ông chủ trương ‘nguội thầy thuốc giỏi phải gồm thông châm cứu học và dược học’ phải nắm thật vững kỹ thuật trị liệu, viết đơn dùng thuốc không nên câu nệ đơn xưa mà nên căn cứ bệnh tình để điều phối linh hoạt các vị thuốc. Quan điểm này rất có tác dụng mở mang cho y gia đời sau. Ông cả đời siêng lo trực thuật, đã biên soạn các sách như ‘Cổ Kim Y Thống’, ‘Nội Kinh Yếu Chỉ’, ‘Y Học Tiệp Kính’, ‘Đậu Chẩn Tiết Bí’, ‘Phụ Khoa Tâm Kính’, ‘Ấu Ấu Hối Tập, cống hiến to lớn cho nền y học Trung Quốc, trong số sách đó ‘Cổ Kim Y Thống’

có ảnh hưởng lớn nhất. Quyển này còn có tên là ‘Cổ Kim Y Thống Đại Toàn’; ông đã

dựa trên phép trị nghiệm của ‘Nội kinh’ làm căn cứ, góp biện luận của danh y các đời chiết trung học thuyết của bách gia chư tử ‘hợp quần thủ nhi bất di, chiết chư phương nhi bất vặn, xả phi thủ thị, loại tụ điều phân’ (góp các sách mà không sót, phán đoán các đơn thuốc mà không rối, bỏ sai lấy đúng, phân môn phân loại), năm 1556, viết xong. Sách này gom chép sách thuốc của các đời từ đời Minh trở về trước và tư liệu kinh sử có liên quan đến y học, phân loại được viết ra. Quyển đầu là ‘Nội kinh yếu chỉ’, sau đó liệt kê nội dung lược truyện y gia các đời, y luận, mạch hậu, kinh huyệt, châm cứu của các nhà và y án các đời, nghiệm phương, bản thảo, chế dược, các phương thông dụng, dưỡng sinh, v.v... Tư liệu ghi chép mười phần phong phú; ngoài việc dẫn lục học thuyết cổ xưa ra, lại cổ lý luận của cá nhân, là một bộ sách y tổng hợp tính có giá trị tham khảo rất cao. Do vì sách này đã có phần nghiên cứu lý luận, lại có phần trị liệu lâm sàng, cho nên sách mang tên ‘Cổ kim y thống đại toàn’ thật là xứng đáng. Ông mất năm 1596, hưởng thọ 76 tuổi.

0