08/02/2018, 00:27

Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén. Em hãy làm sáng tỏ quan niệm đó

Hướng dẫn Nước ta có nền văn hiến lâu đời. Nhũng bài hịch, bài cáo, bài phú, những tác phẩm thơ ca,… của ông cha ta để lại đã cho thấy nền văn hoá, văn nghệ Việt Nam phát triển ngày càng phong phú, ngày càng giàu bản sắc. Qua văn học dân gian, qua những kiệt tác văn ...

Hướng dẫn

Nước ta có nền văn hiến lâu đời. Nhũng bài hịch, bài cáo, bài phú, những tác phẩm thơ ca,… của ông cha ta để lại đã cho thấy nền văn hoá, văn nghệ Việt Nam phát triển ngày càng phong phú, ngày càng giàu bản sắc.

Qua văn học dân gian, qua những kiệt tác văn chương viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, ta càng thấy rõ, ông cha ta đã coi văn học là một vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén.

Ca dao trào phúng, truyện cười, truyện tiếu lâm, vở chèo “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”,…đã châm biếm, giễu cợt, đả kích những xã trưởng, lí toét, sư hổ mang, những kẻ đạo đức giả,… trong làng xã ngày xưa. Lễ giáo phong kiến cổ hủ bị giáng những đòn trí mạng. Qua bài ca dao "Ba cô đội gạo lên chùa…”, “Em là cô gái đồng trinh…”, qua truyện cười "Nam mô boong”, qua vai chèo Mẹ Đốp,… ta mới hiểu sâu sắc rằng tiếng cười là vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén của nhân dân ta để hạ bệ mọi thần tượng trong cuộc đời!

Nhân dân ta, ông cha ta đã lấy văn chương làm vũ khí lợi hại để dựng nước và giữ nước. Bọn xâm lược, lũ Việt gian bán nước cầu vinh đã bị giáng những đòn đích đáng.

Mang quân sang xâm lược Đại Việt là phi nghĩa, bọn vua chúa tướng tá thiên triều đã làm trái "sách Trời", Quân xâm lược nhất đinh bị trừng phạt, phải chuốc lấy bại vong nhục nhã:

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?

Chúng mày nhất định phải tan vỡ!

(Nam quốc sơn hà)

Hịch là mệnh lệnh chiến đấu, là lời kêu gọi đánh giặc khi Tổ quốc bị xâm lăng. Hịch là vũ khí để đánh đuổi ngoại xâm, sắc hơn gươm giáo, mạnh hơn cung tên. "Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là lời thề quyết chiến của các vương hầu, của trăm vạn hùng binh "sát Thát" đời Trần: "Dầu cho trăm thân phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". "Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là nguồn sức mạnh quyết chiến và quyết thắng vô cùng mạnh mẽ và sắc bén “khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ; có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”, để sơn hà xã tắc Đại Việt được bền vững đến muôn đời. Vì thế vua Trần Thái Tông mới tự hào nói:

Văn chương phải có thế trận đuổi nghìn quân giặc".

Với Nguyễn Trãi, thơ văn không chí để ngâm vịnh mà còn là vũ khí sắc bén để vạch trần tội ác của quân cuồng Minh "dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế… Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Văn chương là để nêu cao sức mạnh chính nghĩa của nhân dân ta:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

(Bình Ngô đại cáo)

Văn chương là chuyện "đao bút" góp phần bảo vệ nước Nam, đánh dẹp giặc phương Bắc, lưu tiếng thơm vào sử xanh đến muôn đời:

"Vệ Nam mãi mãi ra tay trước

Điện Bắc đà đà yên phận tiên”.

(Bảo kính cảnh giới-56)

Đất nước ta có bốn nghìn năm lịch sử, đã trải qua nhiều thời kì nguy hiểm, khó khăn, từng bị ngoại bang thống trị, nhưng nòi giống ta vẫn phát triển, Tổ quốc ta vẫn vững bền, nền văn hoá, văn học của nhân dân ta vẫn ngày một thêm rực rỡ. Qua những áng thơ văn của ông cha để lại, ta càng thấy rõ văn chương Việt Nam đã mang đậm quốc tuý, quốc hồn, đã nêu cao chủ nghĩa yêu nước. Quả thật, thơ văn là vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén để khơi dậy tinh thần dân tộc.

Từ nửa sau thế kỉ XIX, dân tộc ta trải qua những năm dài đen tối bởi hoạ xâm lăng của loài "Bạch quỷ” bởi hoạ bán nước cầu vinh của lũ Việt gian. Phan Văn Trị đã vạch trần bộ mặt nhơ nhớp của Tôn Thọ Tường, tên tay sai của giặc Lang Sa. Trong bài "Than đạo", Nguyễn Đình Chiểu đã vạch mặt chỉ tên “mấy thằng gian” với tất cả sự căm thù ghê tởm:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm

Đâm mấy thẳng gian bút chẳng tà”

"Văn tế Trương Định", "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh”, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là vũ khí chiến đấu, là những bài ca yêu nước chống xâm lăng, là “khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muốn kiếp nguyện được trả thù kia…"(Phạm Văn Đồng).

Đầu thế kỉ XX, các nhà chí sĩ đã lấy thơ văn để tuyên truyền, để khích lệ lòng yêu nước của nhân dân ta. Thơ van yêu nước là vũ khí chiến đấu mạnh mẽ, sắc bén vì độc lập, tự do. Trong "Văn minh tân học sách", nhóm Đông Kinh nghĩa thục đã khẳng định: "Diễn thuyết… thơ ca đều cốt để phát huy chủ nghĩa yêu nước, yêu nòi giống". Phan Châu Trinh, chiến sĩ yêu nước tiên phong nêu cao ngọn cờ duy tân, dân chủ đã khinh bỉ gọi bọn quan lại tay sai của thực dân Pháp là “lú ăn cướp có giấy phép!”; cụ bày tỏ: "Bút lưỡi muốn xoay dòng nước lũ”. Trong bài "Văn tế Phan Châu Trinh", Phan Bội Châu đã hết lời ngợi ca và khẳng định:

"Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền

Trông gió cũng gai ghê;

Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ

khêu đèn thêm sáng chói”.

Khi cả dản tộc đang đắm chìm trong vòng nô lệ, thanh niên phái xả thân để cứu dân, cứu nước. Tiếng gọi của Phan Bội Châu thật vô cùng tha thiết, có tác dụng lay gọi, thức tính mọi tâm hồn tuổi trẻ Việt Nam:

"Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi

Cởi lốt xưa mà tư dưỡng lấy tinh thần

Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn,

Đúc gan sắt để dời non lấp bể,

Xôi máu nóng rửa vết nhơ nô lệ!"

(Bài ca chúc tết thanh niên)

Trong bài "Là thi sĩ”, Sóng Hồng đã nói lên sức mạnh của văn chương và trách nhiệm của nhà thơ trong cuộc chiến đấu để giải phóng dân tộc:

"Lấy bút làm đòn chuyển xoay chế độ

Mỗi vần thơ: bom dạn phá cường quyền”.

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Mình đã lấy văn thơ làm vũ khí chiến đấu, để phục vụ sự nghiệp cách mạng cao cả. Người đã viết "Bản án chế độ thực dân Pháp”. Trong Nhật kí trong tù, Người chí rõ thơ phải có tính chiến đấu, nhà thơ phải có tinh thần chiến đấu:

"Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phái biết xung phong”

(Cảm tưởng đọc – "Thiên gia thi”)

"Tuyên ngôn Độc lập”, "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Hồ Chí Minh là lời Non Nước cao cả và thiêng liêng. "Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là lời kêu gọi của non sông, là lời thề chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Hơn bao giờ hết, thơ văn Hồ Chí Minh là vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén, là vũ khí để đánh giặc, để bảo vệ đất nước quê hương.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, “Sắt lửa mặt trận đúc nên văn nghệ mới của chúng ta" (Nguyễn Đình Thi). Hơn bao giờ hết, ta càng thấm thía lời Bác dạy: "Văn hoá nghệ thuật cũng là mật trận, anh chị em là người chiến sĩ trên mật trận ấy"; "Cán bộ báo chí là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ".

Qua nền văn học nước nhà, ông cha ta đã chỉ rõ tác dụng to lớn của văn chương, không chỉ đế bồi dưỡng tâm hồn, để di dưỡng tính tình, mà văn chương còn là một vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là bài học sâu sắc đối với học sinh chúng ta, khi học văn và làm văn.

Nêu cao sứ mệnh của nhà văn nhà thơ, khẳng định ý nghĩa và giá trị to lớn của thơ ta đã coi trọng tính tư tường, tính chiến đấu của văn chương, đã đề cao vai trò của người cầm bút trên mặt trận văn hoá tư tưởng.

Trong cuộc đấu tranh chống các tệ nạn và hiện tượng tiêu cực hiện nay, để xây dựng con người mới, nếp sống mới, nền văn hoá mới, thơ văn phải thậ sự trở thành vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén. Đó là điều mong ước của nhân dân, của toàn xã hội.

Thu Trang

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0