Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

Tư tưởng về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ là giá trị đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. a) Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là một nhà nước hợp hiến. Vì vậy sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã thay mặt ...

Tư tưởng về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ là giá trị đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

a) Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến

Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là một nhà nước hợp hiến.
Vì vậy sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp, tổng tuyển cử bầu ra quốc hội rồi từ đó lập chính phủ và các cơ quan nhà nước mới.
Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một trong sáu nhiêm vụ cấp bách của Chính phủ là: “Chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”.
Sau đó Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu bầu Quốc Hội, thành lập uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ngày 2/3/1946, Quốc hôi họp phiên đầu tiên và Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội nhất trí bầu làm chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.

b) Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống

– Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật. Pháp luật là bà đở cho dân chủ. Mọi quyền dân chủ của người dân đều được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật; ngược lại hệ thống pháp luật phải đảm bảo cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo đảm được việc thực hiện quyền lực của nhân dân.
+ Từ năm 1919, Người khẳng định vai trò của pháp luật là: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
+ Là người sáng lập nước Nhà nước dân chủ mới ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng là người có công lớn trong việc lập hiến và lập pháp.
– Hồ Chí Minh  hết sức chăm lo đưa pháp luật vao đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân.
+ Để tuyên truyền, đưa pháp luật vào cuộc sống, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và sự giác ngộ của nhân dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào công việc nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức.
– Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích người dân phê bình, giám sát công việc của Chính phủ, Người yêu cầu các cán bộ phải “làm cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”. Lúc dân biết và dám phê bình cán bộ, người lãnh đạo, lúc đó dân đã biết nắm quyền dân chủ, tức là đã đến mức dân chủ hóa khá cao.
Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của chính phủ, đồng thời nhắc nhở cán bộ các ngành, các cấp phải  gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ thuộc ngành tư pháp. Người viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư cho nhân dân noi theo.

c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài

Để tiến tới một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ, Bác Hồ cho rằng, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ viên chức nhà nước có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân công lý. Yêu cầu của đội ngũ cán bộ phải có đức và tài trong đó đức là gốc, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và có hiệu quả. Cụ thể là:
(1) Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
(2) Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
(3) Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
(4) Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.
5) Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.
Trong việc dùng cán bộ Hồ Chí Minh lưu ý rằng: cần phải tẩy sạch óc bè phái. Người đã ký sắc lệnh số 76, ban hành quy chế công chức, chú trọng chế đọ thi tuyển để bổ nhiệm vào các ngạch, bậc hành chính. Điều này thể hieenjt ầm nhìn xa, tính chính quy, hiện đại, tinh thần công bằng, dân chủ… của Hồ Chí Minh trong việc xây dụng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, Người ký sắc lệnh ban hành Quy chế công chức. Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào ngạch, bậc hành chính. Nội dung thi tuyển khá toàn diện bao gồm 6 môn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ … của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền móng cho pháp quyền Việt Nam.
Xuất phát từ nhận thức chỉ có trí tuệ và lòng dân mới có thể làm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ và sáng suốt, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải “thân dân”, gần dân, trọng dân, không được lên mặt “quan cách mạng” với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.

0