Truyện cười: Nộp 100k rồi chạy ngay đi

Chị họ tôi bỏ nhà ra đi đã hơn chục năm. Không ai biết chị đi đâu, làm gì trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng ấy. Lý do vì sao chị họ tôi bỏ nhà ra đi thì lát nữa tôi sẽ nói sau, giờ, tôi muốn kể về chị họ tôi trước đã. Truyền thuyết kể rằng: một lần mẹ chị ra đồng bón phân, nhìn thấy một vết ...

Chị họ tôi bỏ nhà ra đi đã hơn chục năm. Không ai biết chị đi đâu, làm gì trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng ấy. Lý do vì sao chị họ tôi bỏ nhà ra đi thì lát nữa tôi sẽ nói sau, giờ, tôi muốn kể về chị họ tôi trước đã.

Truyền thuyết kể rằng: một lần mẹ chị ra đồng bón phân, nhìn thấy một vết chân lợn rất to in trên mặt ruộng nên đã tò mò ướm thử vào. Về nhà, mẹ chị bị chậm kinh, mua que thử thai thì hai vạch. Tất nhiên là mẹ chị có thai với bố chị, còn cái bàn chân lợn thì nó không liên quan gì, chủ yếu kể ra vậy để nghe cho nó ly kì.

Ngay từ cái thời khắc chuẩn bị chào đời, chị đã bộc lộ cái tính khí trái khoáy đến quái gở của mình. Thường khi sinh sẽ có hai dạng: thai xuôi (đầu chui ra trước) và thai ngược (chân chui ra trước), nhưng chị thì chẳng thuộc cái thể loại gì: chị cứ chổng mông ra ngoài, khiến mẹ chị rặn bở hơi tai mà không tài nào phọt chị ra được. May sao gặp ông bác sĩ cao tay: ông ấy lấy tờ 100k huơ đi huơ lại, chị nhìn thấy liền thò tay chộp, chỉ chờ có vậy, bác sĩ túm tay chị lôi ra ngay.

Chưa hết, lúc lôi được chị ra ngoài, sợ chị ngạt, bác sĩ vỗ mạnh vào đít chị ba phát, nhưng chị không khóc, mà lại trợn mắt nhìn bác sĩ rồi chửi: “ịt ẹ ày, ằng óc ợn”. Vậy là thay vì cất tiếng khóc, chị họ tôi đã cất tiếng chửi chào đời.

Về chuyện học hành, chẳng biết có phải vì mẹ chị ướm vào cái bàn chân lợn lúc mang thai chị hay không mà lớn lên chị học ngu như lợn: chị đúp 3 năm bậc mầm non, mất thêm 8 năm để hoàn thành bậc tiểu học, tuy nhiên, lên trung học thì chị lại ra trường sớm hơn các bạn… vì bị đuổi học. Tôi hỏi chị tại sao bị đuổi, chị bảo: “Tao nhìn trộm thầy hiệu phó tắm”. Tôi lắc đầu: “Có vậy thôi mà người ta cũng đuổi học chị ư? Thật quá đáng!”. Chị thở dài: “Cũng không hẳn vậy, vì khi thầy hiệu trưởng gọi tao lên phòng nhắc nhở thì tao đã đấm cả hiệu trưởng”.

Bị đuổi học, chị sướng lắm, vì ngày ngày được theo mẹ ra chợ bán cá. Ở chợ có nhiều quầy cá, nhưng riêng quầy của chị lại đặt ra quy định: ai ghé vào mà không mua cá thì phải nộp phạt một trăm nghìn. Gặp đứa nào chây ì, kì kèo không nộp là chị nhảy dựng lên chửi thẳng vào mặt là đồ óc lợn. Hỏi tại sao lại ra cái luật oái oăm ấy, chị bảo: “Đây là sân chơi của tao, luật của tao, hoặc là nộp phạt 100 nghìn, hoặc là chợ sẽ dừng lại không họp nữa” – cái khoản chợ sẽ dừng lại không họp thì đúng mẹ nó rồi, vì chị chửi hay vậy, cả chợ đương nhiên cứ há hốc mồm ra mà nghe chứ họp thế đéo nào được nữa.

Cũng nhờ chị chửi hay quá, tiếng lành đồn xa, nên các chủ nợ trong khu mới thuê chị đi đòi nợ giúp. Mấy tay đi đòi nợ nghiệp dư khác thường phải mang súng, dao, gậy gộc, còn chị tôi chả cần gì cả, chị chỉ dùng mồm chửi: ít thì vài câu, lâu thì một hồi là con nợ nhục quá phải vào nhà lấy tiền trả đủ cả vốn lẫn lời.

Thành công trong lĩnh vực đòi nợ, nhưng chị chưa thoả mãn mà tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh sang mảng bảo kê: chị nhận bảo kê cho toàn bộ chuỗi các quán mát-xa người mù ở phố chợ. Hỏi tại sao nhân viên mấy cái quán đó em nào cũng mắt biếc long lanh, liếc giai đưa tình rất nhanh mà lại gọi là mát-xa người mù thì chị bảo: “Sướng con cu, mù con mắt” chưa? Mù ở đây là theo nghĩa đó đấy!

Đến đây, hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc: “Vậy lí do gì khiến chị họ tôi phải bỏ nhà đi biệt xứ?”. Tôi nói ngay đây, bởi nó bắt nguồn từ mấy cái quán mát-xa người mù này. Ấy là hôm có một lão khách đến mát-xa nhưng lại cù nhầy: lão bảo là lão ấy bị xuất tinh sớm, vừa vào phòng đã phọt rồi, nên nhất quyết không trả tiền. Với tư cách là bảo kê, lập tức chị tôi xuất hiện. Đầu tiên, chị giải thích rất hợp lý hợp tình: rằng giống như đi taxi, lên xe rồi, dù không đi mét nào thì vẫn phải trả tiền, gọi là tiền “mở cửa xe”, thì “mát-xa người mù này” cũng vậy, vào phòng rồi, dù chưa dập được nhát nào thì vẫn phải trả tiền, gọi là tiền “mở cửa phòng”, rồi chị yêu cầu lão đóng 100 nghìn. Lão khách tất nhiên không chịu, vậy là thôi, chị lôi luôn bài chửi rủa sở trường ra xả vào mặt lão. Thật xui xẻo cho chị, lão này là cán bộ liêm khiết, hết lòng vì dân, làm cán bộ bao năm chưa bị dân chửi bao giờ, lòng tự trọng lại cao, nên lần đầu bị chị chửi như vậy thì lão ấy sốc: mắt trợn ngược, mồm há hốc, máu ói ra ồng ộc, rồi lão gục xuống…

Làm chết cán bộ tội đã nặng rồi, đằng này, lại còn là cán bộ liêm khiết nữa, thì có mà tù mọt gông. Chị sợ quá, cuống cuồng book grab ra bến xe bỏ trốn. Lão khách được xe cấp cứu đến đưa đi, bác sĩ khám xong bảo lão chả sao cả, chỉ là vì lão vừa xuất tinh xong, lại ra gió, nên bị hạ đường huyết ngất xỉu. Thứ lão ói ra cũng không phải là máu, mà là tiết canh với cả cốc sinh tố dưa hấu lão uống lúc sáng. Người làng muốn báo tin để chị quay về, nhưng không ai biết chị đang ở đâu, làm gì, và sống ra sao…

Thời gian trôi đi như chồng chạy ngoài đó, à nhầm, như chó chạy ngoài đồng, mãi cho đến hôm vừa rồi khi xem được cái clip cô giáo đòi tiền và chửi học viên là đồ óc lợn, thì em đã phải ngỡ ngàng thốt lên: Sao mà giống chị quá! Chị ơi! Liệu chị phải là người chị họ thất lạc bao nhiêu năm của em không? Cái thần thái khi chị chỉ tay chửi vào mặt học viên, nó rất giống cái lúc chị đang bán cá ở chợ. Rồi mấy cái từ ngữ tục tằn phọt ra từ mồm chị, thật không khác gì với cái cảnh chị đi đòi nợ thuê. Còn cả cái điệu bộ chị hùng hổ, sấn sổ, côn đồ nữa, nó làm em nhớ đến nao lòng cái quãng thời gian chị làm bảo kê ở mấy quán mát-xa người mù ngày trước!

Sao chị lại làm cô giáo được thế hả chị? Mà nếu chị đúng là người chị họ của em đã thất lạc bấy lâu, thì chị hãy nghe em nhắn nhủ một câu: rằng chị đừng cho ai biết chúng ta là chị em nhé! Người đời mà biết em là em họ của chị thì em nhục lắm! Nhục VL chị ạ!

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

0