06/02/2018, 15:31

Trình bày suy nghĩ của mình về những thông điệp qua câu chuyện của hai cha con người Pháp gốc Việt của báo Le Petit Journal” về vụ khủng bố tại Paris đêm 13.11.2015)

Đề bài: Đọc cuộc hội thoại sau: Phóng viên: ”Con có hiểu chuyện gì đang xảy ra chứ? Con có hiểu tại sao những người đó, họ đã làm như thế không?” Em bé: ”Dạ, bởi vì họ rất rất là tàn ác, những kẻ xấu này chẳng tử tế chút nào và chúng ta phải thật sự cẩn thận vì chúng ...

Đề bài: Đọc cuộc hội thoại sau:

Phóng viên: ”Con có hiểu chuyện gì đang xảy ra chứ? Con có hiểu tại sao những người đó, họ đã làm như thế không?”

Em bé: ”Dạ, bởi vì họ rất rất là tàn ác, những kẻ xấu này chẳng tử tế chút nào và chúng ta phải thật sự cẩn thận vì chúng ta cần phải chuyển chỗ ở thôi! ”

Người bố: ”Đừng lo con trai à, chúng ta sẽ không đi đâu hết, nước Pháp chính là nhà của mình!”

Em bé: ”Còn những kẻ xấu thì sao bố?”

Người bố: “ Những kẻ xấu thì nơi nào cũng có cả.”

Em bé: ”Bọn họ có súng và họ có thể bắn chúng ta vì họ rất rất là tàn nhẫn bố à.”

Người bố: ”Không sao, họ có những khẩu súng, còn ta thì có những bông hoa.”

(Trích cuộc phỏng vấn hai cha con người Pháp gốc Việt của báo ”Le Petit Journal” về vụ khủng bố tại Paris đêm 13.11.2015)

Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp gửi đến trong cuộc trò chuyện trên?

Bài làm

Nhắc đến chiến tranh, khủng bố luôn đi kèm với những thứ thiệt hại,mất mát, hậu quả để lại vô cùng to lớn, nó là nỗi sợ hãi của cả nhân loại. Điều đó có thể thấy rõ trong cuộc nói chuyện giữa hai cha con người Pháp gốc Việt về vụ khủng bố tại Paris,điểm sáng ở đây là nhận thức hoàn toàn đầy nhân văn của thông điệp hòa bình,thứ tha.

Thông qua sự việc thương tâm,cũng là người tham gia vào buổi tưởng niệm những người vô tội do khủng bố tàn ác, việc nhận thức của mỗi người trong cuộc là khác nhau. Với người con trai thì đầy phẫn uất, khó chịu, cậu bé tuy nhỏ tuổi nhưng đã nhận thức được bọn khủng bố chính là “người xấu” – là người gây ra những điều tệ hại cho người khác, ảnh hưởng không tốt đến người khác. Theo suy nghĩ của cậu bé, cũng giống như phần đông người sẽ suy nghĩ đến chúng ta muốn bảo vệ mình, mang nhiều tâm sợ hãi chiến tranh, sợ mất mát mà muốn chạy chốn khỏi nó, chui lủi để bảo vệ tính mạng của mình “họ rất rất là tàn ác, những kẻ xấu này chẳng tử tế chút nào và chúng ta phải thật sự cẩn thận” và có lẽ cậu đã nhận thức được nguy hiểm, nói hộ sự thực trong lòng người, thậm chí nêu ra rõ ràng sự lo lắng trong suy nghĩ non nớt của cậu “chúng ta cần phải chuyển chỗ ở thôi! ”và “”Bọn họ có súng và họ có thể bắn chúng ta vì họ rất rất là tàn nhẫn bố à.”.Trước lời nói dường như đầy thuyết phục của người con, người bố thì nghĩ sao?. Người bố trong câu chuyện hoàn toàn có thể được xem là vị phụ huynh mẫu mực nhất, và giàu tính nhân văn trong máu, trong tâm hồn, trong lý trí của mình trong thời buổi chiến tranh đang hoành hành, đã giúp ông bình tĩnh hơn con trai, trấn an tâm hồn của cậu, của nhiều người đang theo dõi câu chuyện, ông đã nói “Đừng lo con trai à, chúng ta sẽ không đi đâu hết, nước Pháp chính là nhà của mình!”, có thể thấy đây là người vô cùng yêu tổ quốc. Bên cạnh đó, ông còn có nhận thức vô cùng thâm thúy, chân thực phân tích cho người con hiểu, một khi ta muốn né tránh thì chẳng dễ đâu vì “ Những kẻ xấu thì nơi nào cũng có cả.”. Điều tạo nút mở cho cuộc trao đổi như  hai người đàn ông thực thụ về vụ khủng bố, chính là giải pháp hòa bình, tha thứ, bao dung, an toàn, thiết thực và đầy xúc động của người bố, ông nói: ”Không sao, họ có những khẩu súng, còn ta thì có những bông hoa.”

họ có khẩu súng ta có bông hoa

Chúng ta hoàn toàn có thể ngầm hiểu với nhau, thông điệp mà người bố muốn gửi đến không hẳn là những bông hoa thuần khiết, đơn điệu,giàu hương sắc mà có thể chặn đượng nòng súng nặng trĩu của quân khủng bố, vì chẳng thể nào làm được việc đó, khi chúng ta đã tưởng tượng giẫm nhẹ cây hoa đã dập tàn, khó mà phát triển được tiếp. Nhưng điều ông muốn gửi gắm chính nằm ở nghĩa bóng, dùng “hoa” là biểu tượng của bình yên, cái đẹp và những giá trị tinh thần trong cuộc sống mà ta luôn có sẵn để đối xử với cái ác của chết chóc, của chiến tranh thể hiện qua từ “súng”.

Ta nên biết rằng, con người không nên chạy trốn cái xấu cái ác bởi ở đâu cũng có người xấu. Ngược lại, cần phải đối diện với nó, dùng những đóa hoa của tình yêu và hòa bình để chiến đấu với cái ác.

Sống trên đời, ta có nên áp dụng điều này?. Hoàn toàn cần vì chúng ta không nên lần trốn cái ác, vì ở đâu cái ác cũng tồn tại, nó cùng với cái thiện bước vào cuộc sống của chúng ta. Chẳng ở nơi nào mà không có thiện và ác không song hành trong cuộc đời này, ngay trong chính con người mỗi chúng ta cũng biểu thị phần “con” và  phần “người”. Nếu chỉ trốn chạy thì cái ác sẽ không bao giờ bị đẩy lùi và con người sẽ trở nên vô cùng hèn nhát, nếu không có sức mạnh, nghị lực, điều đó chỉ khiến con người càng trở nên càng yếu ớt.

Chúng ta nên biết rằng khi dùng đóa hoa để đối đầu với cái hủy diệt. Vì từ lâu, trong ông bà ta đã luôn tin rằng “cái thiện luôn chiến thắng cái ác”, cái thiện đẹp tựa như một bông hoa tinh khiết và làm con người vấn vương, là điều con người khao khát, nó có sức mạnh cảm hóa khiến cho những điều xấu xa tồi tệ trở nên tốt đẹp hơn. Nếu ta mà dùng cái ác chiến đấu với cái ác thì ta cũng sẽ trở thành kẻ xấu, thành người gây đau khổ cho người khác. Còn gì hơn khi ta biết lan tỏa, biết giữ cho mình những đóa hoa của tình yêu và niềm tin đem đến những sức mạnh tinh thần to lớn. Và cũng chỉ có tình yêu thương sẽ khiến cho con người xích lại gần nhau trong sự cảm thông xóa bỏ hận thù, trên thế giới sẽ luôn phát triển bền vững dựa trên sự vững chắc đến nhiều thế hệ sau.

Chỉ khi ta biết đối diện với cái ác, cái xấu trong cuộc sống vì con người chỉ có cách là dám đối mặt đương đầu trực diện với nó để mạnh mẽ đấu tranh, cần đối mặt với với cái ác để trở nên trưởng thành hơn.Tuy nhiên, chằng gì ngu xuẩn hơn khi ta không suy nghĩ  mà đâm đầu vào đi chiến đấu một mình, không có kế hoạch. Khi chiến tranh bắt buộc phải xảy ra, khi không thể dùng được biện pháp thương lượng, thì điều cần làm là xin hãy nhớ trong tim mình “Tổ quốc chính là nhà”. Cần bám trụ để bảo vệ quê hương không vì bản thân gặp khó khăn mà rời xa quê hương.

Chúng ta là thế hệ trẻ của một đất nước mới đi lên từ chiến tranh, của một nước còn đang phát triển về mọi mặt nên cần ý thức được cho mình, những người xung quanh cần phấn đấu học tập hết mình, rèn luyện bản thân để đưa đất nước theo kịp với thế giới, mạnh mẽ dũng cảm để đấu tranh với cái ác, nâng niu gìn giữ, những đóa hoa của yêu thương và hòa bình của nhân loại.

 

 

Từ khóa tìm kiếm

0