01/03/2018, 16:08

Tri thức và kĩ năng -2

Có lỗ hổng giữa điều sinh viên học trong trường và điều công nghiệp cần. Tri thức của sinh viên trong lớp có thể không làm lộ ra kĩ năng của họ trong công nghiệp. Điểm cao chỉ có nghĩa là họ làm tốt trong bài thi, KHÔNG phải điều họ có thể làm trong thế giới thực. Có một số sinh viên hàng đầu ...

Có lỗ hổng giữa điều sinh viên học trong trường và điều công nghiệp cần. Tri thức của sinh viên trong lớp có thể không làm lộ ra kĩ năng của họ trong công nghiệp. Điểm cao chỉ có nghĩa là họ làm tốt trong bài thi, KHÔNG phải điều họ có thể làm trong thế giới thực. Có một số sinh viên hàng đầu KHÔNG thực hiện thành công trong công nghiệp.

Trong nhiều năm, đại học đã hội tụ vào giáo dục sinh viên dựa trên điều những người hàn lâm tin là tốt. Họ giả định rằng có quan hệ tương hỗ giữa tri thức giáo dục và kĩ năng nhưng thực ra tri thức KHÔNG phải bao giờ cũng được dịch thành kĩ năng mà công nghiệp cần. Tri thức là điều sinh viên học trong trường và kĩ năng là điều họ áp dụng tri thức của họ để đạt tới mục tiêu nào đó. Từ cách nhìn của công nghiệp, KHÔNG phải tri thức trong trường mà là kĩ năng trong việc làm mới là quan trọng. Không may, nhiều người hàn lâm vẫn tin dường như bằng cấp đại học nghĩa là sinh viên có thể làm được mọi thứ trong công nghiệp.

Ngày nay có nhiều người tốt nghiệp phần mềm mà không thể giải quyết được vấn đề hay quản lí được dự án. Họ không phải là người lừa dối trong các kì thi hay sao chép bài tập về nhà từ bạn bè và bằng cách nào đó qua được các lớp để có được bằng. Họ là sinh viên giỏi nhưng nhiều người vẫn thấy khó trong làm việc theo tổ và điều chỉnh tri thức của họ để giải quyết vấn đề thế giới thực. Học tập hàn lâm của họ là tốt, điểm thi của họ là có ấn tượng nhưng hội tụ vào việc hoàn thành giáo dục của họ đôi khi biểu thị sai cho kĩ năng của họ bên ngoài trường học. Đại học làm tốt với việc truyền tri thức nhưng không truyền kĩ năng. Tuy nhiên, việc thuê người của công ty hội tụ vào kĩ năng chứ không mấy vào tri thức.

Ngày nay, công ty phải tìm những người có kĩ năng cho các vị trí mở ra của họ. Họ muốn thực tế thấy những kĩ năng đó trong việc viết, trong tính toán, trong thiết kế và trong trình bày. Họ thường đòi hỏi các ứng cử viên chứng tỏ kĩ năng của họ bằng việc bảo các ứng cử viên chỉ ra cách họ có thể giải quyết được vấn đề, viết một chương trình ngắn trong một ngôn ngữ lập trình đặc thù hay thích ứng một thiết kế tương ứng với kiến trúc nào đó. Bên cạnh những kĩ năng kĩ thuật này, kĩ năng mềm như nói trôi chảy, kĩ năng trình bày, và quyền lãnh đạo cũng là quan trọng. Để được thuê, sinh viên phải có khả năng chứng tỏ các kĩ năng chuyên nghiệp này và đây là chỗ nhiều sinh viên thấy nó là khó khăn.

Cho dù có thiếu hụt người trong thị trường việc làm toàn cầu, các công ty vẫn có tính lựa chọn nhiều hơn trong việc thuê người của họ bởi vì đầu tư vào đào tạo sau khi thuê là rất tốn kém. Nhiều người tốt nghiệp yêu cầu vài tháng trước khi họ có thể có năng suất và điều đó là không chấp nhận được trong thế giới cạnh tranh. Câu hỏi của tôi là: Họ có dạy điều đó trong đại học không? Bạn có hiểu khác biệt giữa tri thức hàn lâm và kĩ năng công nghiệp không? Nếu không, bạn sẽ học điều đó ở đâu? Làm sao bạn truyền được tri thức của bạn thành kĩ năng mà công nghiệp cần? Xin hiểu cho rằng bằng cấp chỉ là chìa khoá để mở cánh cửa vào một cơ hội nhưng để vào kiếm được việc làm, bạn phải có kĩ năng để chứng minh cho tri thức của bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Các bài viết dùng để soạn ra cuốn sách này lấy từ Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0