22/09/2018, 19:34

Trắc nghiệm Vật Lí 10 Ôn tập cuối chương 4 (phần 1)

Trắc nghiệm Vật Lí 10 Ôn tập cuối chương 4 (phần 1) Câu 1: Đơn vị động lượng tương đương với đơn vị A. N.s. B. N/s. C. kg.m/s 2 . D. kg.m 2 /s. Câu 2: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với tôc độ 43,2 km/h. ...

Trắc nghiệm Vật Lí 10 Ôn tập cuối chương 4 (phần 1)

Câu 1: Đơn vị động lượng tương đương với đơn vị

    A. N.s.

    B. N/s.

    C. kg.m/s2.

    D. kg.m2/s.

Câu 2: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với tôc độ 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là

    A. 6 kg.m/s.

    B. – 3 kg.m/s.

    C. – 6 kg.m/s.

    D. 3 kg.m/s.

Câu 3: Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là

    A. p = mg.sinα.t.

    B. p = mgt.

    C. p = mg.cosα.t.

    D. p = g.sinα.t.

Câu 4: Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với tốc độ 5 m/s đến đập vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật bật ngược trở lại phương cũ với tốc độ 2 m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực F do tường tác dụng lên vật có độ lớn bằng

    A. 1750 N.

    B. 17,5 N.

    C. 175 N.

    D. 1,75 N.

Câu 5: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi một viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10 kg với vận tốc 400 m/s. Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên. Tốc độ giật lùi của đại bác ngay sau đó bằng

    A. 3 m/s.

    B. 2 m/s.

    C. 4 m/s.

    D. 1 m/s.

Câu 6: Lực nào sau đây không phải lực thế?

    A. Lực ma sát.

    B. Trọng lực.

    C. Lực đàn hồi.

    D. Lực hấp dẫn.

Câu 7: Một vật có khối lượng 1 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 3 m, cao 1,2 m. Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng bằng 2 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát bằng

    A. – 10 J.

    B. – 1 J.

    C. – 20 J.

    D. – 2 J.

Câu 8: Một khối hộp có khối lượng 10 kg được đẩy lên cao 3 m theo mặt phẳng nghiêng góc 30o với tốc độ không đổi bởi lực F dọc theo mặt phẳng nghiêng. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực F bằng

    A. 457 J.

    B. 404 J.

    C. 202 J.

    D. 233 J.

Câu 9: Một ô tô chạy đều trên đường nằm ngang với vận tốc 54 km/h. Công suất của động cơ ô tô là 72 kW. Lực phát động của động cơ ô tô là

    A. 420 N.

    B. 4800 N.

    C. 133 N.

    D. 4200 N.

Câu 10: Một động cơ điện có hiệu suất là 80%, phải kéo đều một buồng thang máy nặng 400 kg đi lên thẳng đúng 1200 m trong thời gian 2 phút theo đường thông của một mỏ thanh. Lấy g = 10 m/s2. Công suất điện cần sử dụng là

    A. 3.2 kW.

    B. 5,0 kW.

    C. 50 kW.

    D. 32 kW.

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A C A B D A A B B C

Câu 2: C

p = - mv = -0,5.12 = -6 kg.m/s.

Câu 3: A

Gia tốc chuyển động trượt không ma sát của vật trên mặt phẳng nghiêng:

a = gsinα.

Động lượng cảu vật tại thởi điểm t: p = mv = mat = mgsinα.t

Câu 4: B

Trắc nghiệm lí 10 | Trắc nghiệm lí 10

Câu 5: D

Ngay cả khi bắn, hệ (súng + đạn) là một hệ kín nên động lượng hệ không đổi :

Trắc nghiệm lí 10 | Trắc nghiệm lí 10

Câu 6: A

Công của lực ma sát phụ thuộc vào hình dạng đường đi nên lực ma sát không phải là lực thế.

Câu 7: A

Trắc nghiệm lí 10 | Trắc nghiệm lí 10

Câu 8: B

Vật trượt lên với tốc độ không đổi bởi lực F dọc theo mặt phẳng nghiêng nên theo định luật II Niu-tơn có:

Trắc nghiệm lí 10 | Trắc nghiệm lí 10

Câu 9: B

Trắc nghiệm lí 10 | Trắc nghiệm lí 10

Câu 10: C

Trắc nghiệm lí 10 | Trắc nghiệm lí 10

Tham khảo thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10

0