02/05/2018, 11:35

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Đọc tiểu Thanh kí

Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 Việc tham khảo và làm các câu hỏi trắc nghiệm trong tài liệu: do VnDoc cung cấp sẽ giúp các bạn học sinh lớp 10 nắm chắc được ...

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

Việc tham khảo và làm các câu hỏi trắc nghiệm trong tài liệu: do VnDoc cung cấp sẽ giúp các bạn học sinh lớp 10 nắm chắc được kiến thức bài học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Câu 1: Ai là tác gỉa bài thơ Đọc “Tiểu Thanh Kí”?

a. Nguyễn Trãi     b. Nguyễn Bỉnh Khiêm    c. Nguyễn Du    d. Nguyễn Gia Thiều

Câu 2: Thể thơ của bài Đọc “Tiểu Thanh Kí” giống với bài thơ nào dưới đây?

a. Tụng giá hoàn kinh sư    b. Bánh trôi nước      c. Nỗi lòng      d. Cáo tật thị chúng

Câu 3: Bài thơ được viết bằng chữ gì?

a. Chữ Hán     b. Chữ Nôm       c. Chữ Quốc ngữ

Câu 4: Nội dung chính của bài thơ là gì?

a. Cảm thương nàng Tiểu Thanh

b. Cảm thương cho những kiếp “tài hoa bạc mệnh”

c. Gửi gắm tâm sự riêng của tác gỉa

d. Tất cả đúng

Câu 5: Vì sao tác giả lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh?

a. Vì Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm

b. Vì Tiểu Thanh đẹp và có tài

c. Vì tác giả tự thấy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh

Câu 6: Cái tài của nàng Tiểu Thanh đựoc nói đến trong câu thơ nào?

a. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư

b. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

c. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

d. Văn chương vô mệnh lụy phần dư

Câu 7: Câu thơ nào thể hiện sâu sắc nhất sự đồng cảm của tác giả với nàng Tiểu Thanh?

a. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

b. Văn chương vô mệnh lụy phần dư

c. Cổ kim hận sự thiên nan vấn

d. Phong vận kì oan ngã tự cư

Câu 8: Nỗi hận trong câu thơ “Cổ kim hận sự thiên nan vấn” là gì?

a. Nỗi hận của người xưa kéo dài đến ngày nay

b. Nỗi hận của người nay giống với nỗi hận của người xưa

c. Người xưa và người nay cùng chung một nỗi hận, một nỗi oán sự bất công của cuộc đời

Câu 9: Tại sao tác gỉa cho đó là nỗi hận “khó hỏi trời”?

a. Vì trời cao xa quá    b. Vì trời không có thực      c. Vì không phải do trời gây ra

Câu 10: Niềm thương xót và đồng cảm với những người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh nói lên điều gì về tấm lòng nhân đạo của nhà thơ?

a. Đó là tấm lòng thương người xuất phát từ quan niệm đạo đức nho giáo

b. Đó là tấm lòng thương người đã vượt qua cái nhìn kì thị của tư tưởng Nho giáo

c.Tất cả đúng

Câu 11: Về tên bài thơ “Đọc Tiểu Thanh Kí” có mấy cách giải thích?

a. Một.      b. Hai.     c. Ba.       d. Bốn.

Câu 12: Thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc là một cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du.

a. Đúng.      b. Sai.

Câu 13: Tiểu Thanh chết ở độ tuổi nào?

a. Tuổi 16.       b. Tuổi 18.    c. Tuổi 20.      d. Tuổi 22.

Câu 14: Phần dịch thơ “Đọc Tiểu Thanh Kí” được học chính thức, do ai dịch?

a. Vũ Tam Tập.      b. Quách Tấn.       c. Vũ Hoàng Chương.      d. Ngô Tất Tố

Câu 15: Từ Độc điếu trong câu thơ: “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” có nghĩa là gì?

a. Nguyễn Du đọc một mình.     b. Nguyễn Du vừa đọc vừa khóc.       c. Cả a và b.

Câu 16: Trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, số phận đau xót của nàng Tiểu Thanh được diễn đạt qua:

a. Hai câu đề    b. Hai câu thực    c. Hai câu luận     d. Hai câu kết.

Câu 17: Trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, tâm sự bi thương của tác giả được diễn đạt qua:

a. Hai câu đề     b. Hai câu thực     c. Hai câu luận       d. Hai câu kết.

Câu 18: Tiểu Thanh là cô gái xinh đẹp, nhiều tài năng, người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

a. Đúng        b. Sai

Câu 19: Bố cục của bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” là?

a. 2/2/2/2       b. 2/4/2      c.4/4        d. 4/2/2

Câu 20: Nội dung của hai câu thơ đầu trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” là?

a. Nỗi lòng thổn thức của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của Tiểu Thanh.

b. Những cảm nhận sâu sắc của Nguyễn Du về cuộc đời của Tiểu Thanh.

c. Lời tự hỏi của Nguyễn Du về thân phận mình.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10

1c, 2c, 3a, 4d, 5c, 6d, 7d, 8c, 9c, 10b, 11b, 12a, 13b, 14a, 15c, 16b, 17d, 18a, 19b, 20a.

0