29/08/2017, 17:18

Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11, bài 4; Chạy Tây

Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11, bài 4; Chạy Tây, gồm có 10 câu hỏi, có đáp án. 1. Bài thơ “Chạy Tây” là của tác giả nào? A. Nguyễn Khuyến C. Nguyễn Đình Chiếu B. Trần Tế Xương D. Nguyễn Công Trứ 2. Căn cứ nội dung bài thơ “Chạy ...

Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11, bài 4; Chạy Tây, gồm có 10 câu hỏi, có đáp án.

1. Bài thơ “Chạy Tây” là của tác giả nào?
A. Nguyễn Khuyến                  C. Nguyễn Đình Chiếu
B. Trần Tế Xương                             D. Nguyễn Công Trứ
 
2. Căn cứ nội dung bài thơ “Chạy Tây”, anh (chị) xác định xem nó ra đời trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX.
B. Cuối những năm 50 đầu những năm 60 của thế kỉ XIX.
C. Nửa cuối thế kỉ XIX.
D. Cuối thế kỉ XIX.
 
3. Bài thơ “Chạy Tây” viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt               B. Ngũ ngôn bát cú
C. Thất ngôn tứ tuyệt              D. Thất ngôn bát cú
 
4. Nét tiêu biểu nhất trở thành phong cách nghệ thuật trong giá trị tư tưởng thẩm mỹ của văn thơ Nguyễn Đình Chiểu là:
A. Tính chất đạo đức Nho giáo
B. Tính chất đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ
C. Tính chất đạo đức – trữ tình
D. Tính chất giản dị, thô mộc trong ngôn ngữ.
 
5. Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
A. Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.
B. Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.
C. Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.
D. Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm. 
 
6. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp xâm lược được tác giả miêu tả như thế nào?
A. Cực kỳ chi tiết và sinh động.
B. Bừng bừng khí thế tiến công.
C. Hết sức đau thương và tang tóc.
D. Khẩn trương và tấp nập.
 
7. Hai câu thơ nào sau đây trong hài “Chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét nhất sự hoảng hốt, ngơ ngác, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược?
A. Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
 
B. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay
 
C. Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
 
D. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này
 
8. Tác giả sử dụng hiệu quả nhất phép hình đối nhằm bộc lộ sự hoảng hốt, đau thương, mất mát trong những câu thơ nào sau đây?
A. Tan chợ vừa nghe tiếng súng
Tây Một bàn cờ thế phút sa tay
 
B. Bỏ nhà lủ trẻ lơ xơ chạy
Mất Ổ đàn chim dáo dác bay
 
C. Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
 
9. Hai câu thơ:
“Hỏi trang dẹp loạn rày dâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này”
bộc lộ tâm tư gì của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
A. Kêu gọi dân chúng không nên sợ giặc, phải quyết tâm đứng lên đánh đuổi quân thù.
B. Phê phán triều đình Huế không quan tâm đến việc bảo vệ người dân, đồng thời thể hiện sự phản kháng trước hành động xâm lược của thực dân Pháp.
C. Muốn ra tay cứu giúp dân chúng qua cơn lửa đạn.
D. Sự phẫn uất và bế tắc trước hiện thực.
 
10. Giá trị tư tưởng thể hiện trong bài thơ “Chạy Tây” là gì?
A. Bộc lộ nỗi đau mất nước.
B. Thể hiện tình cảm yêu thương nhân dân.
C. Biểu lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc.
D. Phê phán, tố cáo triều đình nhà Nguyễn.  
 
 
ĐÁP ÁN
 
Câu Đáp án Câu Đáp án
1
2
3
4
5
C
B
D
C
C
6
7
8
9
10
C
B
D
B
C
 
0