31/05/2017, 12:17

Tình yêu làng của người nông dân qua truyện Làng của Kim Lân

Tác phẩm thể hiện tình cảm của người: Nông dân đối với làng quê của mình, trong cuộc kháng chiến chống Pháp người nông dân yêu làng tức là yêu nước, tham gia kháng chiến chống giặc. HƯỚNG DẪN A. TI Ế NG VIỆT 1. Thông thường, văn bản được xây dựng qua các ...

Tác phẩm thể hiện tình cảm của người: Nông dân đối với làng quê của mình, trong cuộc kháng chiến chống Pháp người nông dân yêu làng tức là yêu nước, tham gia kháng chiến chống giặc.

HƯỚNG DẪN

A.  TING VIỆT

1.   Thông thường, văn bản được xây dựng qua các bước như sau.

a)   Định hướng: Bao gồm sự định hướng về nội dung (tức là việc xác định đề tài), về mục đích (tức là xác định mục tiêu cần đạt đến), về đối tượng tiếp nhận, về phong cách...

b)  Lập đề cương: Phân phối và sắp xếp các ý lớn của văn bản thành cái khung chung một cách có trình tự và hợp lí.

c)   Thực hiện văn bản: Dùng đoạn văn, câu, chữ cụ thểđể diễn đạt các ý của đề cương (tức là việc “lấp đầy” văn bản).

d)  Kiểm tra văn bản: Xem xét văn bản, có đối chiếu với các định hướng đã đề ra, tính hợp lí giữa các bộ phận của đề cương, các phương tiện đoạn văn, câu, từ ngữ) dùng lấp đầy văn bản.

2.   Văn nói và văn viết khác nhau ở chỗ:

a)   Văn nói dùng trong văn bản nói (bài nói), văn viết dùng trong văn bản viết (bài viết).

b)  Văn nói yêu cầu sử dụng tốt ngữ điệu, kèm theo các cử chỉ, nét mặt, điệu bộ... có thể dùng những cách nói thường gặp mà không tục tĩu, thô thiển như “hay phải biết”, “đẹp hết sảy”, “ngay tắp lự” v.v..„ có thể dùng câu tỉnh lược nhiều bộ phận, nhiều khi được dùng từ ngữ lặp, thừa...

Còn văn viết yêu cầu phải viết đúng chính tả, tránh dùng từ ngữ dung tục, tránh những lối diễn đạt của văn nói, những từ ngữ địa phương quá hẹp, tránh dùng câu tĩnh lược cả chủ ngữ lẫn vị ngữ mà không có mục đích diễn tả đủ rõ, dễ nhận biết.

B.LÀM VĂN

I.   Tìm hiểu đề:

1.   Nội dung: 

2.   Kiểu đề:Phân tích tác phẩm.

3.   Dn chứng:Truyện “Làng”.

II.  Dàn ý:

      1.Mở bài:

•     Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ một số làng quê tản cư ra vùng kháng chiến.

•     Xa lăng nhưng tình cảm người nông dân lúc nào cũng gắn bó với làng. Truyện “Làng” thể hiện tâm trạng đó của người nông dân kháng chiến.

2.   Thân bài:

a)   Ông Hai tự hào, hãnh diện về làng của mình.

•     Đi đâu gặp ai ông cũng khoe cái làng mình, làng có nhiều thứ hơn hẳn các làng khác.

•     Sau cách mạng niềm tự hào có khác, tự hào về không khí những ngày khởi nghĩa, chuẩn bị kháng chiến.

b)  Tâm trạng ông Hai trong những ngày tản cư xa làng:

•     Nhớ làng nhớ những người anh em ở lại kháng chiến.

•     Đau xót tủi nhục khi nghe tin làng mình theo Tây, ông bị mọi người khinh bỉ, ông căm ghét làng vì nó đã theo Tây.

•     Niềm vui sướng hả hê khi biết đích xác làng mình vẫn theo kháng chiến, mặc dù nhà ông đã bị giặc đốt.

3.   Kết luận:

•     Tình yêu làng của người nông dân gắn liền với lòng yêu nước, yêu chế độ.

•     Là một truyện ngắn thành công của văn xuôi kháng chiến chống Pháp.

III.      Bài làm

Cuộc kháng chiến chống Pháp toàn quốc bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ nông dân một sốlàng quê đã tản cư ra vùng tự do tham gia kháng chiến. Rời làng quê ra đi nhưng tình cảm của họ luôn luôn gắn chặt với làng, vui buồn cùng với làng. Tình cảm đó của người nông dân được thể hiện sinh động trong truyện “Làng” của nhà văn Kim Lân.

Cũng như những người nông dân khác, ông Hai yêu tha thiết làng chợ Dầu của mình, ông tự hào về nó từ những con đường lát đá xanh, những mái ngói san sát cho đến cái chòi phát thanh, phòng thông tin, cả cái “sinh phần” của viên tổng đốc. Nhưng sau Cách mạng tháng Tám, tình yêu làng của ông Hai cũng có thay đổi, ông hãnh diện về cái làng kháng chiến của mình, những buổi tập quân sự, những hố, ụ, giao thông hào chằng chịt để chuẩn bị đánh Pháp.

Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, làng chợ Dầu có những biến động, nhân dân phải tản cư ra vùng kháng chiến, ông do dự không muốn rời làng. Nhưng rồi vì hoàn cảnh gia đình vợ con ông phải ra đi, lòng tự an ủi: “Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến”.

Làng chợ Dầu bị giặc chiếm nhưng phong trào kháng chiến vẫn phát triển. Nhớ làng, ông Hai muốn trở về tham gia kháng chiến với anh em, tình yêu làng của ông Hai, sau chiến đấu để bảo vệ quê hương xóm làng.

Tự hào về cái làng của mình bao nhiêu ông càng đau xót tủi nhục bấy nhiêu khi nghe tin làng chợ Dầu của mình đã theo giặc làm Việt gian. Từ đó, ông không dám bước ra khỏi nhà, không dám nhìn mặt ai, có tiếng xì xào ông cũng chột dạ. Ông bị mọi người khinh bỉ, bà chủ nhà cũng đuổi gia đình ông đi và “đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”. Bị mọi người khinh rẻ ông cảm thấy bế tắc, tuyệt đường sinh sống, ồng tính chuyện trở về làng. Nhưng ông lại nghĩ: “Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, mặc dù “Chúng nótheo Tây cả rồi” nhưng ông Hai vẫn một lòng một dạ theo kháng chiến. Nhưng niềm vui lại đến, ông chủ tịch làng đã cải chính, ông Hai hả hê, nét mặt rạng rỡ, mắt hunghung đỏ hấp háy, mồm nhai trầu bỏm bẻm khoe với mọi người làng chợ Dầu vẫn theo kháng chiến. “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn”. Ông không hề nuối tiếc cái nhà mà vui sướng, hãnh diện về cái làng kháng chiến của mình.

Ông Hai, một người nông dân thuần phác, yêu làng quê tha thiết, sốphận của ông gắn liền với những biến động thăng trầm của cái làng quê. Nhà văn Kim Lân đã diễn tả được diễn biến tâm lí của người nông dân bằng một thứ ngôn ngữ bình dị gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Truyện “Làng” là một trong số những tác phẩmthành công của văn xuôi thời kháng chiến chống Pháp.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0