24/05/2017, 13:06

Thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn ngữ văn 10

Thuyet minh ve nhan vat Ngo Tu Van – Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn. Nguyễn Dữ là nhà tiểu thuyết truyền kỳ nổi tiếng của Việt Nam thời trung đại và “Truyền kỳ mạn lục” là tác phẩm văn xuôi duy nhất của Việt Nam từ xa xưa được đánh giá là ...

Thuyet minh ve nhan vat Ngo Tu Van – Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn. Nguyễn Dữ là nhà tiểu thuyết truyền kỳ nổi tiếng của Việt Nam thời trung đại và “Truyền kỳ mạn lục” là tác phẩm văn xuôi duy nhất của Việt Nam từ xa xưa được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút”. Trong “Truyền kỳ mạn lục” thì “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc. Truyện kể về nhân vật ...

– Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn.

Nguyễn Dữ là nhà tiểu thuyết truyền kỳ nổi tiếng của Việt Nam thời trung đại và “Truyền kỳ mạn lục” là tác phẩm văn xuôi duy nhất của Việt Nam từ xa xưa được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút”. Trong “Truyền kỳ mạn lục” thì “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc. Truyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn – một anh chàng áo vải, rất dũng cảm và cứng cỏi dám chống lại cái ác, tính cách này được thể hiện qua hành động đốt cháy đền tà, chống cãi yêu quỷ, rửa mối hận cho thần Thổ địa và nhân dân.

Tác phẩm có sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa các yếu tố hư ảo, hoang đường góp phần làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, li kỳ lôi cuốn người đọc.

Qua vài nét giới thiệu ngay từ phần đầu của tác phẩm, người đọc đã hiểu được phần nào về lai lịch và tính cách của Ngô Tử Văn: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khẳng khái, nóng nẩy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là một người cương phương”. Tính cách này càng được khẳng định thông qua câu chuyện đốt đền của nhân vật này. Trong làng có một ngôi đền rất linh ứng, nhưng vì trong chiến tranh có tên Bách họ Thôi tử trận ở gần đền từ đấy làm yêu quái trong dân gian, luôn luôn quấy nhiễu đời sống của dân làng, có người dốc hết của cải, gia sản cũng không đủ để cầu cúng. Tỏ thái độ bất bình trước việc này, Ngô Tử Văn tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đèn. Trong khi mọi người “lắc đầu lè lưỡi” vì lo sợ cho Tử Văn thì anh “vung tay không cần gì cả”, hành động này của Ngô Tử Văn thể hiện đúng bản chất “nóng nẩy, khẳng khái, thấy sự gian tà thì không thể chịu được” của chàng, mọi người dân trong làng không ai dám làm vậy vì sợ mang vạ vào thân, nhưng chàng thì không, dám thẳng tay trừ hại cho làng mà không sợ gì cả.

ngo tu van

Mặc dù sau khi đốt đền, thấy “trong mình khó chịu, đầu chao đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét”, nhưng điều này không làm Ngô Tử Văn lo sợ, trong cơn mơ nói chuyện với hồn ma tên tướng giặc đã bị chàng đốt đền, mặc dù đang bị sốt nhưng không bị thế mà sự cứng cỏi, dũng  cảm mất đi. Trước lời bịa đặt chàng đốt đền “khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện” nhưng thực chất là giở trò tác oai, tác quái với dân làng, không những thế hắn còn đe dọa “sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ” nhưng Ngô Tử Văn đã thể hiện sự rắn rỏi của mình qua hành động “mặc kệ” và “ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Khi được nghe câu chuyện của Thổ địa bị hồn ma tên tướng giặc cướp đền, gây tai vạ cho dân và chàng nhận được sự hướng dẫn của thần Thổ địa.

Bệnh càng nặng, đến đêm thì chàng bị hai tên quỷ sứ bắt đi. Khi bị hai quỷ dùng gông dài thừng lớn gông trói, Ngô Tử Văn kêu to để thể hiện sự oan uổng của mình: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo rõ cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Tính cách ngay thẳng cương trực được thể hiện qua màn đối đáp của Ngô Tử Văn với Diêm Vương và hồn ma tên tướng giặc. Chàng kể rõ tận tình những lời của thần Thổ địa nhưng đã bị hồn ma tên tướng giặc vu oan cho: “Ấy là trước vương phủ mà hắn còn quật cường như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc.

Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu, sợ gì mà hắn không dám làm cho một mớ lửa”, trước những lời đơm đặt của “người đội mũ trụ”, Ngô Tử Văn xin Diêm Vương cho người đến đền Tản Viên để xác minh, điều này đã làm hồn ma tên tướng giặc lo sợ và thay đổi thái độ: “xin đại vương khoan tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi”. Và cuối cùng khi sự thật được phơi bày, thì hồn ma tên tướng giặc bị “lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng” còn Tử Văn với sự dũng cảm của mình được Diêm Vương sai lính đưa về và truyền cho thần Thổ địa chia một nửa phần xôi lợn của người dân cúng tế cho Ngô Tử Văn. Và chàng được thần Thổ địa báo đáp bằng cách tiến cử chàng chức Phán sự ở đền Tản Viên. Tiêu đề “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cũng từ đây mà ra. Cuối cùng, chàng trai Ngô Tử Văn với tính cách cứng cỏi, dũng cảm của mình đã chiến thắng hồn ma tên tướng giặc, đây cũng là sự chiến thắng của chính nghĩa với sự hiểm ác, gian tà, thể hiện được giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm

Thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà. Với các yếu tố kì ảo xen lẫn hiện thực, có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tác phẩm “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” nói riêng và “Truyền kỳ mạn lục” nói chung xứng đáng là “thiên cổ kỳ bút” của dân tộc.

Theo: Ngọ Thị Quỳnh

0