29/01/2018, 21:19

Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Văn mẫu lớp 12

Nội dung bài viết1 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 1 2 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 2 3 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 3 4 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 4 5 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 5 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – ...

Nội dung bài viết1 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 1 2 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 2 3 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 3 4 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 4 5 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 5 Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 1 Đã từ bao đời nay, lễ hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế Cá Voi) là lễ hội lớn nhất của ngư dân thành phố Đà Nẵng. Thờ phượng Cá Ông ở đây không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. "Ông'"là tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt qua tai nạn khi lênh đênh trên biển cả. Mỗi khi có cá voi bị nạn dạt vào bờ biển (ngư dân gọi là "Ông lụy", người đầu tiên phát hiện sẽ đứng ra làm trưởng nam, đảm trách nhiệm vụ lo tống táng "Ông" chu đáo. Hàng năm, thường là sau khi ăn Tết xong, như dân tổ chức lễ tế cá Ông lồng ghép dưới hình thức Lễ hội Cầu ngư và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam. Tại Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp… Lễ hội được diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không được dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ sự đoàn kết giữa các vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Đó là lễ Cá Ông chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương. Về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng… Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân. Lễ hội Cầu ngư bày tỏ khát vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư dân, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả. Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 2 Lễ hội cầu ngư là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân miền biển. Trong lễ hội người dân dâng lên những vị thần tối cao của biển cả những sản vật và tấm lòng thành kính nhất để cầu cho một năm quốc thái dân an, trời yên biển lặng mùa màng thuận lợi đánh bắt được nhiều cá tôm. Ngay từ sáng sớm hàng vạn du khách cùng nhân dân địa phương đã đổ về cửa biển phường Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai (Nghệ An) để được đắm mình vào không gian linh thiêng thành kính của lễ hội cầu ngư. Đặc biệt, lễ hội năm nay được tổ chức linh đình với màn rước kiệu trang trọng linh thiêng từ đền Cờn phía trong ra đền ngoài. Cùng với đó là nghi thức tế lễ độc đáo tại bãi biển Quỳnh Phương thu hút sự quan tâm của hàng vạn du khách và nhân dân địa phương. Đoàn rước kiệu gồm có 4 kiệu lớn được rước từ đền Cờn phía trong tọa lạc bên dòng Mai Giang ra đền ngoài ở cửa biển Quỳnh Phương bằng cả hai đường thủy, bộ. Đoàn rước kiệu bằng đường thủy gồm 6 thuyền được trang hoàng lộng lẫy có nhiệm vụ rước chinh ngữ với ý nghĩa đưa các Đức thánh du thuyền đầu xuân. Bằng đường bộ, 4 chiếc kiệu lớn gồm kiệu giáp Nhất, giáp Nhị, giáp Tam, giáp Tứ được rước linh đình ra đền ngoài để hợp tế cùng hợp tế với đoàn rước kiệu bằng đường thủy trong lễ hội cầu ngư. Mỗi chiếc kiệu được các thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng trên vai, suốt dọc chặng đường chiếc kiệu liên tục được tung lên trong tiếng reo hò cổ vũ của đông đảo nhân dân. Bên cạnh đó, trong lễ rước kiệu năm nay ban tổ chức lễ hội còn phục dựng nghi thức rước voi thần và ngựa thần từ đền trong ra đền ngoài với ý nghĩa thác tùng, bảo vệ các đức thánh trong lễ tế. Khi ra đến đền ngoài phần chính của lễ hội cầu ngư sẽ được tổ chức ngay tại cửa biển. Bao gồm các nghi thức trong lễ hợp tế cầu ngư với ý nghĩa cầu cho một năm quốc thái dân an, trời yên biển lặng, ngư dân thuận lợi trong đánh bắt thủy hải sản… Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 3 Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguvên đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thông gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Từ lễ đâm trâu, lễ bỏ mả đến ngày hội cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên, còn có các lễ cơm mới lễ xuống đồng, lễ cầu ngư của người miền xuôi và ngư dân vùng biển… Đâu đâu cũng lấp lánh vẻ đẹp văn hoá truyền thống mang đậm bàn sắc dân tộc một dài duyên hải miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Tết Nguyên đán vừa xong, người dân của hầu hết các làng chài đã bắt tay chuẩn bị lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một loại hình lễ hội mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền ven biển. Theo tục lệ đã có từ vài trăm năm trước, lễ hội thường được tổ chức ba năm một lần, vui chơi, lễ tế trong vòng ba ngày, rải rác từ giữa tháng giêng đên tháng ba âm lịch. Hội cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Phân lễ được tổ chức trang nghiêm vói lễ rước thuyềnLong Châu từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã để bà con đến tế lễ, cầu khấn. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến trước thuyền Long Châu cầu khẩn mong cho mưa thuận, gió hòa; quốc thái dân an; trời yên, biển lặng; đánh bắt được nhiêu hải sản từ biển khơi và cầu được bình an cho người, phương tiện trong mỗi chuyến ra khơi. Phần hội được tổ chức sôi nổi , vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: thi câu mực, kéo lưới, thi cờ tướng hát giao duyên, biểu diễn nhạc lưu thủy vào các buổi tối; giao lưu bóng chuyền vào các buổi chiều… Kết thúc lễ hội, ban tổ chức sẽ "hóa vàng" chiếc thuyền Long Châu, rồi gửi về biển cả, với mong muốn các thần linh của biển luôn phù hộ, che chở cho bà con ngư dân mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế để suy tôn Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Lễ tế thần diễn ra khoảng 2 giờ sáng ngày 12.1. Bài vàn tế dâng lên các vị thần linh tiền bôi của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt đi mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư có nhiều màn diễn tả những sinh hoạt nghề biển. Trò diễn "búa lưới" là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá đang chờ sẵn. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua chải trên Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm của cư dân. Tại Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp… Diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ các nhà đều đặt bàn hương án bày đổ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vì chánh bái dâng đổ tế lễ và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi lộng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ tình đoàn kết giữa các vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức "xin keo". Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là cả trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuvền, bơi lội, kéo co, đá bóng., Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về vụ mùa bội thu cho ngư dân. Ở Bình Định, lễ hội cầu ngư có hầu hết các vùng ven biển của các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhon. Lễ hội gắn liền với tục thờ cúng cá voi với nhiều truyền thuyết còn ghi đậm nét trong dân gian… Ngư dân kể rằng nhiều lần gặp mưa bão ở ngoài khơi, thường hay có cá voi cứu nạn. Cá voi áp tựa lưng vào mạn thuyền đánh cá làm cho thuyền khỏi bị sóng gió lật đổ và chính cá voi cũng khỏi bị sóng gió đẩy vào ghềnh đá mắc cạn. Ngư dân xem đây là sự che chở của Nam Hải thần ngư. Đến Khánh Hoà lễ hội Cầu ngư được bắt đầu bằng lễ Nghinh Ông trên biển 15 chiếc ghe xếp thành hình chữ V, "trông dong cờ mờ" rộn rã cá một biển nước mênh mông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông về để chứng giám cho tấm lòng thành kính của người dân vùng biển. Để mời được linh hồn của Ông về, người ta phải làm lễ tế trên biển hết sức trang với đầy đủ lễ vật lòng thành. Khi đã mời được linh hồn của Ông về, những người hành lễ tiếp tục thực hiện nghi thức Phụng nghinh hồi đình (rước về). Trong lễ hội Cầu ngư, nghi thức có sự tham gia của đông đảo người dân nhất chính là lễ rước sắc phong. Đám rước sắc được chia làm 2 đoàn, một đoàn từ phía Bắc, một đoàn đi từ phía Nam. Ở mỗi đoàn, dẫn đầu là đội múa lân – sư – rồng, tiếp đến là mô hình con thuyền đang lướt sóng, sau cùng là người tham gia lễ rước mặc cổ trang, tay cầm cờ, binh khí xếp thành hai hàng. Đoàn rước sắc đi đến đâu tiếng trống lân, tiếng hò bá trạo rộn vang đến đấy. Đoàn sắc về đến lăng, cũng là lúc diễn ra nghi thức nhập lăng với các màn múa lân múa rồng, dâng hương và đội bá trạo chèo hầu. Phần lễ được tiếp nối bằng tiết mục múa siêu, phần diễn hò bá trạo. Tiếp nôì lễ tế chính là phần hát tuồng Đại Bái và Thứ Lễ. Lễ hội cầu ngư ở Bình Định, cúng "ông Nam Hải" hay cá voi đế cầu xin cho trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá. Lễ hội cầu ngư thường được tổ chức ở lăng thờ cá voi vào dịp mùa xuân. Đây là nơi cải táng hài cốt của cá voi (cá ông) chết trôi dạt vào bờ. Ở Qui Nhơn có lăng thờ Nam Hải thuộc phường Trần Phú được xây dựng từ nhiêu năm nay để dâng hương, thờ cúng thần biển. Ở cửa biển Đề Gi, xã Mỹ Thành (Phú Mỹ) ở lăng thờ lớn, tập trung gần 100 bộ xương cá voi bày trang trọng trong quách để thờ cúng. Lễ hội cầu ngư thường được tiến hành theo hai phần là: Lễ nghinh (đưa linh), tức là rước hồn các "Đức ông" cùng những người chết hết biển về nơi yên nghi. Tiếp theo là phần khởi ca với nhiều hoạt động vui chơi như múa hát, đua thuyền, thi bơi… Các hoạt động ở phần này phản ánh những sinh hoạt lao động của ngư dân trên sóng nước. Lễ hội cầu ngư của cư dân các làng chài duyên hải miền Trung, ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu…đem lại cuộc sống ngày càng no đủ hơn, còn thể hiện ý thức "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiến hiền, có công lập làng, dựng nghề. Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 4 Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, Lễ hội Cầu Ngư, thờ cúng Cá Ông là một hiện tượng văn hóa dân gian tiêu biểu của ngư dân ven biển, đặc biệt là ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội cúng Cá Ông có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân các làng vạn chài. Qua thời gian, lễ hội càng được củng cố trong cộng đồng ngư dân ven biển và trở thành lễ hội truyền thống của bà con ngư dân. Tục thờ cúng Cá Ông, còn gọi là thần Nam Hải, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cá của người Việt các tỉnh Bắc bộ. “Ông” là tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt qua tai nạn khi lênh đênh trên biển cả. Trong dân gian, người Việt cũng như người Chăm và người Hoa đều cho rằng cá voi không phải là loài cá bình thường mà là một loài cá thần. Biểu hiện ở đây không phải là sức vóc to lớn và sức chịu đựng khác thường, mà là loài cá có suy nghĩ, có tình cảm và đặc biệt là sự cảm nhận và tâm linh như con người. Không phải chỉ ngày xưa mà ngay cả tới bây giờ nhiều người vẫn nghĩ thế. Do đó, việc tôn thờ và thờ phụng rất tôn nghiêm. Trong sự chuyển hóa cá voi từ một loài vật nơi biển cả thành một vị Thần của cư dân sống bằng nghề biển, có vai trò của vương triều nhà Nguyễn. Nhiều đời vua nhà Nguyễn đã ban sắc phong tặng cá voi là “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn Thần”. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, các triều đại vua khác nhau đã ban sắc phong cho thần Nam Hải, chính thức công nhận tục thờ cúng Cá Ông tại các làng quê dọc ven biển miền Trung. Lăng Ông luôn được làng chài thờ cúng quanh năm và đặc biệt vào mùa xuân hay mùa thu hằng năm, lễ hội cúng Cá Ông theo nghi lễ truyền thống, rất trang trọng. Thờ Cá Ông ở đây không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng. Hàng năm, thường là sau khi ăn Tết xong, ngư dân tổ chức lễ tế Cá Ông lồng ghép dưới hình thức Lễ hội Cầu Ngư và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam. Lễ hội được diễn ra trong hai ngày, ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không được dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ sự đoàn kết giữa các làng vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Đó là lễ Cá Ông chứng giám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương. Về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng… Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu Ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân. Hát múa bả trạo, vừa là nghi thức tế lễ vừa là hoạt động nghệ thuật. Bả trạo là hoạt cảnh múa hát, thể hiện sinh hoạt, lao động của ngư dân như chèo thuyền, kéo lưới hoặc đặc tả cảnh đưa linh, rước hồn “Đức Ông”. Lễ hội Cầu Ngư lưu giữ trong mình tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán cùng mối quan hệ mật thiết với tín ngưỡng tâm linh. Tất cả những mối quan hệ ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại cho đến ngày nay vẫn mang đậm những đặc trưng văn hóa biển. Lễ hội còn thể hiện ý thức "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề và thông qua lễ hội thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó giữa các ngư dân làng chài ven biển. Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 5 Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông. Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên. Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/8 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn. Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần: Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân. Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng. Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình. Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa. Nguyễn Tuyến tổng hợp Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Văn mẫu lớp 12Đánh giá bài viết Từ khóa tìm kiếmthuyết minh về lễ hội cầu ngư Có thể bạn quan tâm?Nghị luận xã hội về biển Đông – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về biến đổi khí hậu – Văn mẫu lớp 12Thuyết minh về cải lương – Văn mẫu lớp 12Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) – Văn mẫu lớp 12Thuyết minh về lễ hội dân gian – Văn mẫu lớp 9Nghị luận xã hội về câu nói: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Đọc sách là tìm đến một thế giới khác – Văn mẫu lớp 12Thuyết minh về mì Quảng – Văn mẫu lớp 12

Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 1

Đã từ bao đời nay, lễ hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế Cá Voi) là lễ hội lớn nhất của ngư dân thành phố Đà Nẵng. Thờ phượng Cá Ông ở đây không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. "Ông'"là tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt qua tai nạn khi lênh đênh trên biển cả. Mỗi khi có cá voi bị nạn dạt vào bờ biển (ngư dân gọi là "Ông lụy", người đầu tiên phát hiện sẽ đứng ra làm trưởng nam, đảm trách nhiệm vụ lo tống táng "Ông" chu đáo. Hàng năm, thường là sau khi ăn Tết xong, như dân tổ chức lễ tế cá Ông lồng ghép dưới hình thức Lễ hội Cầu ngư và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam. Tại Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp…

Lễ hội được diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không được dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.

Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ sự đoàn kết giữa các vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Đó là lễ Cá Ông chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương. Về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng… Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.

Lễ hội Cầu ngư bày tỏ khát vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư dân, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả.

Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 2

Lễ hội cầu ngư là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân miền biển. Trong lễ hội người dân dâng lên những vị thần tối cao của biển cả những sản vật và tấm lòng thành kính nhất để cầu cho một năm quốc thái dân an, trời yên biển lặng mùa màng thuận lợi đánh bắt được nhiều cá tôm.

Ngay từ sáng sớm hàng vạn du khách cùng nhân dân địa phương đã đổ về cửa biển phường Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai (Nghệ An) để được đắm mình vào không gian linh thiêng thành kính của lễ hội cầu ngư. Đặc biệt, lễ hội năm nay được tổ chức linh đình với màn rước kiệu trang trọng linh thiêng từ đền Cờn phía trong ra đền ngoài. Cùng với đó là nghi thức tế lễ độc đáo tại bãi biển Quỳnh Phương thu hút sự quan tâm của hàng vạn du khách và nhân dân địa phương.

Đoàn rước kiệu gồm có 4 kiệu lớn được rước từ đền Cờn phía trong tọa lạc bên dòng Mai Giang ra đền ngoài ở cửa biển Quỳnh Phương bằng cả hai đường thủy, bộ. Đoàn rước kiệu bằng đường thủy gồm 6 thuyền được trang hoàng lộng lẫy có nhiệm vụ rước chinh ngữ với ý nghĩa đưa các Đức thánh du thuyền đầu xuân. Bằng đường bộ, 4 chiếc kiệu lớn gồm kiệu giáp Nhất, giáp Nhị, giáp Tam, giáp Tứ được rước linh đình ra đền ngoài để hợp tế cùng hợp tế với đoàn rước kiệu bằng đường thủy trong lễ hội cầu ngư.

Mỗi chiếc kiệu được các thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng trên vai, suốt dọc chặng đường chiếc kiệu liên tục được tung lên trong tiếng reo hò cổ vũ của đông đảo nhân dân. Bên cạnh đó, trong lễ rước kiệu năm nay ban tổ chức lễ hội còn phục dựng nghi thức rước voi thần và ngựa thần từ đền trong ra đền ngoài với ý nghĩa thác tùng, bảo vệ các đức thánh trong lễ tế.

Khi ra đến đền ngoài phần chính của lễ hội cầu ngư sẽ được tổ chức ngay tại cửa biển. Bao gồm các nghi thức trong lễ hợp tế cầu ngư với ý nghĩa cầu cho một năm quốc thái dân an, trời yên biển lặng, ngư dân thuận lợi trong đánh bắt thủy hải sản…

Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 3

Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguvên đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thông gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Từ lễ đâm trâu, lễ bỏ mả đến ngày hội cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên, còn có các lễ cơm mới lễ xuống đồng, lễ cầu ngư của người miền xuôi và ngư dân vùng biển… Đâu đâu cũng lấp lánh vẻ đẹp văn hoá truyền thống mang đậm bàn sắc dân tộc một dài duyên hải miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Tết Nguyên đán vừa xong, người dân của hầu hết các làng chài đã bắt tay chuẩn bị lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một loại hình lễ hội mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền ven biển.

Theo tục lệ đã có từ vài trăm năm trước, lễ hội thường được tổ chức ba năm một lần, vui chơi, lễ tế trong vòng ba ngày, rải rác từ giữa tháng giêng đên tháng ba âm lịch. Hội cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Phân lễ được tổ chức trang nghiêm vói lễ rước thuyềnLong Châu từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã để bà con đến tế lễ, cầu khấn. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến trước thuyền Long Châu cầu khẩn mong cho mưa thuận, gió hòa; quốc thái dân an; trời yên, biển lặng; đánh bắt được nhiêu hải sản từ biển khơi và cầu được bình an cho người, phương tiện trong mỗi chuyến ra khơi. Phần hội được tổ chức sôi nổi , vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: thi câu mực, kéo lưới, thi cờ tướng hát giao duyên, biểu diễn nhạc lưu thủy vào các buổi tối; giao lưu bóng chuyền vào các buổi chiều… Kết thúc lễ hội, ban tổ chức sẽ "hóa vàng" chiếc thuyền Long Châu, rồi gửi về biển cả, với mong muốn các thần linh của biển luôn phù hộ, che chở cho bà con ngư dân mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế để suy tôn Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Lễ tế thần diễn ra khoảng 2 giờ sáng ngày 12.1. Bài vàn tế dâng lên các vị thần linh tiền bôi của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt đi mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư có nhiều màn diễn tả những sinh hoạt nghề biển. Trò diễn "búa lưới" là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá đang chờ sẵn. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua chải trên Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm của cư dân.

Tại Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp… Diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ các nhà đều đặt bàn hương án bày đổ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vì chánh bái dâng đổ tế lễ và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi lộng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ tình đoàn kết giữa các vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức "xin keo". Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là cả trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuvền, bơi lội, kéo co, đá bóng., Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về vụ mùa bội thu cho ngư dân.

Ở Bình Định, lễ hội cầu ngư có hầu hết các vùng ven biển của các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhon. Lễ hội gắn liền với tục thờ cúng cá voi với nhiều truyền thuyết còn ghi đậm nét trong dân gian… Ngư dân kể rằng nhiều lần gặp mưa bão ở ngoài khơi, thường hay có cá voi cứu nạn. Cá voi áp tựa lưng vào mạn thuyền đánh cá làm cho thuyền khỏi bị sóng gió lật đổ và chính cá voi cũng khỏi bị sóng gió đẩy vào ghềnh đá mắc cạn. Ngư dân xem đây là sự che chở của Nam Hải thần ngư.

Đến Khánh Hoà lễ hội Cầu ngư được bắt đầu bằng lễ Nghinh Ông trên biển 15 chiếc ghe xếp thành hình chữ V, "trông dong cờ mờ" rộn rã cá một biển nước mênh mông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông về để chứng giám cho tấm lòng thành kính của người dân vùng biển. Để mời được linh hồn của Ông về, người ta phải làm lễ tế trên biển hết sức trang với đầy đủ lễ vật lòng thành. Khi đã mời được linh hồn của Ông về, những người hành lễ tiếp tục thực hiện nghi thức Phụng nghinh hồi đình (rước về). Trong lễ hội Cầu ngư, nghi thức có sự tham gia của đông đảo người dân nhất chính là lễ rước sắc phong. Đám rước sắc được chia làm 2 đoàn, một đoàn từ phía Bắc, một đoàn đi từ phía Nam. Ở mỗi đoàn, dẫn đầu là đội múa lân – sư – rồng, tiếp đến là mô hình con thuyền đang lướt sóng, sau cùng là người tham gia lễ rước mặc cổ trang, tay cầm cờ, binh khí xếp thành hai hàng. Đoàn rước sắc đi đến đâu tiếng trống lân, tiếng hò bá trạo rộn vang đến đấy. Đoàn sắc về đến lăng, cũng là lúc diễn ra nghi thức nhập lăng với các màn múa lân múa rồng, dâng hương và đội bá trạo chèo hầu. Phần lễ được tiếp nối bằng tiết mục múa siêu, phần diễn hò bá trạo. Tiếp nôì lễ tế chính là phần hát tuồng Đại Bái và Thứ Lễ.

Lễ hội cầu ngư ở Bình Định, cúng "ông Nam Hải" hay cá voi đế cầu xin cho trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá. Lễ hội cầu ngư thường được tổ chức ở lăng thờ cá voi vào dịp mùa xuân. Đây là nơi cải táng hài cốt của cá voi (cá ông) chết trôi dạt vào bờ. Ở Qui Nhơn có lăng thờ Nam Hải thuộc phường Trần Phú được xây dựng từ nhiêu năm nay để dâng hương, thờ cúng thần biển. Ở cửa biển Đề Gi, xã Mỹ Thành (Phú Mỹ) ở lăng thờ lớn, tập trung gần 100 bộ xương cá voi bày trang trọng trong quách để thờ cúng. Lễ hội cầu ngư thường được tiến hành theo hai phần là: Lễ nghinh (đưa linh), tức là rước hồn các "Đức ông" cùng những người chết hết biển về nơi yên nghi. Tiếp theo là phần khởi ca với nhiều hoạt động vui chơi như múa hát, đua thuyền, thi bơi… Các hoạt động ở phần này phản ánh những sinh hoạt lao động của ngư dân trên sóng nước.

Lễ hội cầu ngư của cư dân các làng chài duyên hải miền Trung, ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu…đem lại cuộc sống ngày càng no đủ hơn, còn thể hiện ý thức "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiến hiền, có công lập làng, dựng nghề.

Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 4

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, Lễ hội Cầu Ngư, thờ cúng Cá Ông là một hiện tượng văn hóa dân gian tiêu biểu của ngư dân ven biển, đặc biệt là ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội cúng Cá Ông có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân các làng vạn chài. Qua thời gian, lễ hội càng được củng cố trong cộng đồng ngư dân ven biển và trở thành lễ hội truyền thống của bà con ngư dân.

Tục thờ cúng Cá Ông, còn gọi là thần Nam Hải, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cá của người Việt các tỉnh Bắc bộ. “Ông” là tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt qua tai nạn khi lênh đênh trên biển cả. Trong dân gian, người Việt cũng như người Chăm và người Hoa đều cho rằng cá voi không phải là loài cá bình thường mà là một loài cá thần. Biểu hiện ở đây không phải là sức vóc to lớn và sức chịu đựng khác thường, mà là loài cá có suy nghĩ, có tình cảm và đặc biệt là sự cảm nhận và tâm linh như con người. Không phải chỉ ngày xưa mà ngay cả tới bây giờ nhiều người vẫn nghĩ thế. Do đó, việc tôn thờ và thờ phụng rất tôn nghiêm.

Trong sự chuyển hóa cá voi từ một loài vật nơi biển cả thành một vị Thần của cư dân sống bằng nghề biển, có vai trò của vương triều nhà Nguyễn. Nhiều đời vua nhà Nguyễn đã ban sắc phong tặng cá voi là “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn Thần”. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, các triều đại vua khác nhau đã ban sắc phong cho thần Nam Hải, chính thức công nhận tục thờ cúng Cá Ông tại các làng quê dọc ven biển miền Trung. Lăng Ông luôn được làng chài thờ cúng quanh năm và đặc biệt vào mùa xuân hay mùa thu hằng năm, lễ hội cúng Cá Ông theo nghi lễ truyền thống, rất trang trọng.

Thờ Cá Ông ở đây không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng. Hàng năm, thường là sau khi ăn Tết xong, ngư dân tổ chức lễ tế Cá Ông lồng ghép dưới hình thức Lễ hội Cầu Ngư và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam.   

Lễ hội được diễn ra trong hai ngày, ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không được dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.

Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ sự đoàn kết giữa các làng vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Đó là lễ Cá Ông chứng giám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương.

Về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng… Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu Ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân. Hát múa bả trạo, vừa là nghi thức tế lễ vừa là hoạt động nghệ thuật. Bả trạo là hoạt cảnh múa hát, thể hiện sinh hoạt, lao động của ngư dân như chèo thuyền, kéo lưới hoặc đặc tả cảnh đưa linh, rước hồn “Đức Ông”.

Lễ hội Cầu Ngư lưu giữ trong mình tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán cùng mối quan hệ mật thiết với tín ngưỡng tâm linh. Tất cả những mối quan hệ ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại cho đến ngày nay vẫn mang đậm những đặc trưng văn hóa biển. Lễ hội còn thể hiện ý thức "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề và thông qua lễ hội thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó giữa các ngư dân làng chài ven biển.

Thuyết minh về Lễ hội Cầu ngư – Bài số 5

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/8 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

Nguyễn Tuyến tổng hợp

0