20/08/2018, 22:53

Thuyết minh về chiếc khèn dân tộc

Thuyết minh về chiếc khèn dân tộc Bài làm Trong sự phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng của nền âm nhạc hiện nay, âm nhạc nước nhà với sự du nhập của nền âm nhạc quốc tế vô cùng mạnh mẽ, cũng vì thế mà người ta quên đi những nhạc cụ ...

Thuyết minh về chiếc khèn dân tộc

Bài làm

Trong sự phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng của nền âm nhạc hiện nay, âm nhạc nước nhà với sự du nhập của nền âm nhạc quốc tế vô cùng mạnh mẽ, cũng vì thế mà người ta quên đi những nhạc cụ dân tộc đã có từ rất lâu đời, không chỉ có giới trẻ mà đa số mọi người đều không có khả năng sử dụng những nhạc cụ mà ông cha ta lưu truyền từ hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó có một loại nhạc cụ vô cùng độc đáo mà không phải ai cũng am hiểu hay có khả năng sử dụng, đó là Khèn, nhạc cụ dân tộc được sử dụng rất rộng rãi khi xưa.

Nhắc đến khèn ai cũng có thể liên tưởng đến những chàng trai khỏe mạnh, dẻo dai vừa nhảy múa vừa cất lên tiếng khèn thiết tha, hình ảnh vốn chỉ xuất hiện trên vùng núi, nơi có những dân tộc ít người và đặc biệt là xuất hiện trong các lễ hội lớn của những người dân nơi đây, khèn cũng giống sáo dùng hơi của người thổi để cất lên tiếng ca, nhưng khác với sáo khèn được cấu tạo khá cầu kì, muốn làm ra một cây khèn chuẩn rất công phu, tồn thời gian, chất liệu để tạo ra khèn cũng phong phú đa dạng hơn rất nhiều so với sáo.

Thuyết minh về chiếc khèn dân tộc

Đầu tiên để tiếng khèn hay cần tìm được cây thông đá để làm bầu khèn một loại gỗ rất hiếm ở vùng núi tỉnh Lao và Chải của Yên Minh. Khi đã có gỗ người nghệ nhân sẽ tạo hình dáng đặc biệt cho bầu khèn, khoét các lỗ trên thân khèn, bên cạnh gỗ vật dụng không thế thiếu đó là ống trúc, những ống trúc đó phải trên 10 năm tuổi, phải thẳng đẹp. Những ống trúc sau khi được phơi khô sẽ được tiện lỗ rồi mới lắp ráp với thân khèn. Cuối cùng để hoàn chỉnh thân khèn sẽ được quấn bằng vỏ cây đào rừng, một loại vỏ cây bền và rất chắc chắn lại có tính thẩm mĩ cao.

Người dân tộc dùng khèn khá phổ biến trong đời sống thường nhật của mình, họ sử dụng trong các hoạt động sản xuất để thổi cho nhau nghe, thổi trong các lễ hội để thể hiện tâm tư tình cảm của mình, là công cụ thể hiện tình cảm đôi lứa mà người con trai dành cho người con gái, đối với những người dân tộc tiếng khèn không chỉ mang ý nghĩa giải trí, khuấy động bầu không khí, mua vui mà nó còn là bản sắc của dân tộc mình, là nét đẹp văn hóa mà người xưa để lại giúp họ dãi bày tâm sự, chia sẽ những niềm vui nỗi buồn với nhau. Tiếng khèn đặc biệt nổi tiếng với những người dân tộc Mông, là nguồn cảm hứng đi vào văn chương của rất nhiều nhà văn, có thế thấy ngay được trong tác phẩm vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Khi nghe tiếng khèn đối với những người không có am hiểu, không hiểu biết về loại nhạc cụ sẽ cảm thấy nhàm chán, cảm thấy giai điệu lẫn lộn không theo thứ tự quy luật nào cả, nhưng đối với những người đã tiếp xúc lâu dài, đã từng được nghe qua hay từng sử dụng thì sẽ cảm thấy tiếng khèn đem lại nhiều cung bậc cảm xúc vô cùng, đặc biệt của tiếng khèn là sự kết hợp con người với thiên nhiên, tiếng khèn với tiếng suối chảy, tiếng khèn với tiếng gió nhẹ nhàng thổi, tiếng khèn với tiếng chim hót… Tất cả hiện lên thật bình dị, yên bình cuốn hút người nghe.

  Giá trị mà ông cha ta để lại, giá trị mang nét đẹp truyền thống, giá trị mang bản sắc dân tộc cần được làn truyền rộng rãi, được phổ biến không chỉ trên miền núi mà cần được đưa ra trên toàn đất nước Việt Nam, thậm trí là để sánh vai với những giai điệu trên thế giới.

0