06/05/2018, 08:42

Thuyết minh về cái tủ lạnh – Văn mẫu hay lớp 8

Xem nhanh nội dung Thuyết minh về cái tủ lạnh – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Cao Bằng "Tủ lạnh" là "một thiết bị làm mát". Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi ...

Xem nhanh nội dung

Thuyết minh về cái tủ lạnh – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Cao Bằng

"Tủ lạnh" là "một thiết bị làm mát". Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh.

Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến, bằng cách đó làm giảm tỉ lệ sinh sản của vi khuẩn. Do đó thiết bị này được sử dụng để giảm tỉ lệ hư hỏng của thực phẩm.

Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.

Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để nạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này ko khéo làm thủng giàn Coil.

Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì dùng riêng cho nó 1 cầu dao tầm 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sắm 1 cái Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có thời gian để hồi toàn bộ lượng gas khi bị ngắt đột ngột).

Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), không cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị sốc điện gây hư hỏng mát dây bên trong.

Khi xê dịch tủ phải bê thẳng đứng, lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30 phút (thời gian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị ngẹt (ko lạnh).

Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che bít những mặt gián nóng xung quanh tủ. Vì tủ lạnh được thiết kế giàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ. Chỗ nào nóng thì chỗ đó đừng che bít hay áp sát tường/tủ.

Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.

Thuyết minh về cái tủ lạnh – Bài làm 2

Tủ lạnh là vật dụng quá quen thuộc với mỗi gia đình, với chức năng giữ lạnh thức ăn, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được cấu trúc tương đối phức tạp của tủ lạnh.

Hầu hết trong những bếp ăn của gia đình trên thế giới đều có một chiếc tủ lạnh với kích thước, chủng loại hoặc kiểu dáng khác nhau. Đôi khi bạn thấy tò mò khi chiếc tủ lạnh cứ kêu ro ro lên mỗi sau khoảng 15 phút, nhờ đó mà thức ăn được giữ lạnh đều một cách thần kỳ.

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh cực kỳ đơn giản: nó sử dụng hơi nước khô để hấp thụ nhiệt. Nghe chừng đơn giản nhưng cơ chế làm việc của tủ lạnh tương đối phức tạp, với những cấu thành khác nhau và giữ vai trò quan trọng trong chu trình làm lạnh.

Nguyên lý cơ bản của tủ lạnh là sử dụng sự bay hơi của một chất lỏng để hấp thụ nhiệt. Khi thử đặt một cốc nước trên da, bạn sẽ cảm thấy mát mẻ. Khi nước bay hơi, nó hấp thụ nhiệt và tạo cảm giác mát mẻ. 

Trong bất kỳ một chiếc tủ lạnh nào, đều có năm bộ phận cơ bản

Cồn để rửa vết thương còn mát mẻ hơn vì nó bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn. Chất lỏng hoặc chất chất làm lạnh sử dụng trong tủ lạnh bay hơi ở nhiệt độ rất thấp, vì vậy nó có thể tạo ra nhiệt độ thấp bên trong tủ lạnh. Nếu bạn đặt chất làm lạnh trên da của bạn, nó sẽ đóng băng da của bạn thay vì bay hơi.

+ Máy nén: chủ yếu là loại máy nén một hoặc hai pittong, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong. Nhiệm vụ của máy nén là: hút hết hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp và nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, đẩy vào dàn ngưng.

+ Dàn ngưng: là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ, một bên là môi trường làm mát (nước hoặc không khí). Nhiệm vụ của dàn ngưng là thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường. Vì thế, nó được lắp đặt: một đầu (đầu vào) được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao. Dàn ngưng thường làm bằng sắt, đồng, có cánh tản nhiệt.

+ Dàn bay hơi: là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Nhiệm vụ của dàn bay hơi là thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Dàn này được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước máy nén trong hệ thống lạnh.

+ Van tiết lưu

+ Chất làm lạnh: là chất lỏng dễ bay hơi đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh. Nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ sử dụng amoniac tinh khiết như là chất làm lạnh. Nhiệt độ bay hơi của nó là khoảng -27 độ F (khoảng -32 độ C)

Cơ chế hoạt động của một tủ lạnh như sau:

Máy nén nén khí làm lạnh, làm tăng áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh. Dàn ngưng bên ngoài tủ lạnh cho phép chất làm lạnh có thể giảm bớt nhiệt do áp suất gây ra.

Các chất lạnh nguội đi, sẽ ngưng tụ thành chất lỏng tinh khiết và chảy qua các van tiết lưu.

Khi chảy qua các van tiết lưu, các chất lỏng làm lạnh chuyển từ khu vực có áp suất cao sang khu vực có áp suất thấp. Sau đó, nó ở ra và bay hơi (màu xanh nhạt). Trong khi bay hơi, nó hấp thụ nhiệt và bắt đầu làm lạnh.

Dàn bay hơi cho phép các chất làm lạnh hấp thụ nhiệt, làm lạnh bênh trong tủ lạnh. Các chu kỳ được lặp đi lặp lại như vậy.

Thuyết minh về cái tủ lạnh – Bài làm 3

Tủ lạnh là một thiết bị làm mát. Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh. Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến, bằng cách đó làm giảm tỉ lệ sinh sản của vi khuẩn. Do đó thiết bị này được sử dụng để giảm tỉ lệ hư hỏng của thực phẩm. Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Nó thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.

Tủ đá được sử dụng trong các hộ gia đình, trong công nghiệp và thương mại. Thức ăn được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 0oF (-18oC) rất tốt. Hầu hết các máy ướp lạnh trong gia đình duy trì ở nhiệt độ từ -10 đến 0oF (-23 đến -18oC) mặc dù một số máy ướp lạnh có thể làm lạnh tới -30oF (-34oC) và thấp hơn. Tủ lạnh thường không thể làm lạnh tới thấp hơn -10oF (-23oC), bởi vì đường ống chất làm lạnh phải làm lạnh cho cả hai khoang: Giảm nhiệt độ ở khoang dưới quá nhiều sẽ dẫn đến khó duy trì nhiệt độ khoang trên của tủ lạnh. Máy ướp lạnh cho gia đình có thể được coi như một khoang riêng trong một tủ lạnh hoặc có thể làm một thiết bị riêng. Máy ướp lạnh cho gia đình thường là những thiết bị có dáng thẳng đứng giống như tủ lạnh hoặc tủ quần áo. Nhiều máy ướp lạnh thẳng đứng có một máy bào đá nằm ở cửa.

Tủ lạnh Frigidaire Imperial "Frost Proof" mẫu FPI-16BC-63 với tủ đá bên dưới, tủ lạnh bên trên, do hãng General Motors sản xuất năm 1963 tại Canada

Ở Hoa Kỳ, hình dạng tủ lạnh đã chuẩn hóa từ thập niên 1940 với tủ đá lúc đầu nằm ở khoang bên trong tủ lạnh. Từ thập niên 1960 trở đi thì tủ đá tách hẳn nằm bên trên tủ lạnh. Đây là kiểu "cổ điển". Ngoài ra có những kiểu mới hơn như:

Tủ đá và tủ lạnh song song, có khi gọi là "kiểu Hoa Kỳ". Dạng này do hãng Amana sản xuất lần đầu năm 1949 nhưng mãi đến cuối thập niên 1960 mới thịnh hành. Tủ đá đặt bên trái, tủ lạnh bên phải.

Tủ lạnh nằm trên tủ đá, có mặt từ thập niên 1950.

Kiểu 2 cửa cánh bướm cho tủ lạnh lẫn tủ đá, xuất hiện từ cuối thập niên 1990.

Kiểu 4 cửa cánh bướm, có từ cuối thập niên 2000.

Kiểu tủ đá ngăn kéo.

Kiểu 4 cửa cánh bướm: 2 cửa cho tủ lạnh, 1 cửa cho tủ đá với một khoang tùy dụng, có thể chọn làm tủ đá hay tủ lạnh.

Vào thập niên 1950 thì tủ lạnh thường là màu trắng, sau thêm những màu nhẹ như màu hồng, màu lam. Thập niên 1960 thì khách hàng ưa màu thẫm như màu vàng đậm (gọi là "Harvest Gold"]], xanh ô liu (mang tên "Avocado Green", dịch sát nghĩa là xanh trái bơ và màu nâu hạnh nhân. Thập niên 1980 thì thị khiếu lại thích tủ lạnh màu đen. Sau thập niên 1990 thì màu bạc stainless steel (thép không gỉ) rất thịnh hành. Có hãng làm tủ lạnh nhiều màu.

Tủ lạnh gia dụng cân nặng từ 200 pound (91 kg) đến 450 pound (200 kg) nhưng có kiểu nặng đến 875 pound (397 kg).

Thu Thủy (Tổng hợp)

Từ khóa tìm kiếm

0