thừa kế theo pháp luật là gì

Khái niệm và những trường hợp thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: Không có di chúc (nghĩa là người có tài sản không định đoạt bằng ...

Khái niệm và những trường hợp thừa kế theo pháp luật
 Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: Không có di chúc (nghĩa là người có tài sản không định đoạt bằng việc lập di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Khác với thừ kế theo di chúc là dựa vào ý chí của người có tài sản, thừ kế theo pháp luật dựa vào diện và hàng thừa kế.
Diện thừa kế là pham vi những người có quyền hưởng di sản được xác định trên ba cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại thừa kế và người thừa kế.
Hàng thừa kế được pháp luật phân chia thành ba hàng như sau:
Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, các cháu nội ngoại, anh chị em ruột của người chết.
Hàng thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; chắt nội ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là chú, bác, cô, dì, cậu (ruột).
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế trước đó không còn ai do đã chết, do không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản. Nếu cả ba hnàg thừa kế đều không còn sống hoặc còn sống nhưng không đủ điều kiện hưởng thì di sản thừa kế thuộc về nhà nước.
Bộ luật dân sự 2005 đã bổ sung thêm hàng thừa kế thứ hai là các cháu nội ngoại, hàng thừa kế thứ ba là các chắt nội  ngoại nhằm bao quát hết các khả năng có thể xảy ra trong thực tế, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của cháu và chắt.
* Thừa kế thế vị (Điều 677 Bộ luật dân sự)
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Ví dụ: Ông A có bà người con là C, D, và E. năm 1981 anh C kết hôn với chị M sinh được hai con là K và H. Năm 1994 anh C bị tai nạn chết. Năm 2000 ông A chết sau đó những người thừa kế yêu cầu chia ngôi nhà ông A trị giá 180 triệu đồng. Trong trường hợp này vào thời điểm mở thừa kế có hai người con là D và E còn sống, còn vợ ông A và anh C đã chết trước ông A, do vậy hai con của anh C được thừa kế thế vị theo Điều 680 của Bộ luật dân sự như sau:
Di sản của ông A được chia làm ba phần, trong đó D được hưởng 60 triệu, E hưởng 60 triệu, K và H hưởng thừa kế thế vị (K hưởng 30 triệu, H hưởng 30 triệu) phần di sản mà C được hưởng nếu còn sống.
Thừa kế thế vị có những đặc điểm sau đây:
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong trường hợp di sản được chia theo pháp luật. Nếu người thừa kế theo di chúc mà chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì di chúc không phát sinh hiệu lực và di sản chia theo pháp luật, lúc đó mới áp dụng quy định thừ kế thế vị. Ví dụ: Ông A có hai người con và K và T, ông A lập di chúc cho anh K  hưởng 200 triệu đồng. Anh K có con trai là H (cháu nội của ông A). Anh K chết trước ông A thì di chúc của ông A lập cho K không phát sinh hiệu lực pháp luật và di sản được chia theo pháp luật, trong đó anh T được thừa kế thep pháp luật 100 triệu, cháu H được thừa kế thế vị 100 triệu.
Cháu phải còn sống vào thời điểm ông bà chết, chắt phải còn sống vào thời điểm cụ chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm ông bà (hoặc cụ chết) nhưng đã thành thai trước thời điểm đó cũng được thừa kế thế vị.
Nếu có nhiều người thừa kế thế vị nhưng chỉ được hưởng phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống.
Như vậy các cháu, chắt được pháp luật quy định thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng thừa kế. Trong những trường hợp sau đây cháu nội ngoại hoặc chắt nội ngoại được thừa kế theo hàng thừa kế: Cha, mẹ chúng là người thừa kế duy nhất và còn sống nhưng từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản do vi phạm các quy định theo khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự 2005.

0