23/05/2018, 19:45

Thiên văn và khí tượng có liên quan gì tới nhau không?

Thứ sáu - 08/07/2011 14:11 (Hình minh họa) Thiên văn học và khí tượng học là ngành khoa học khác nhau, vậy phải chăng chúng hoàn toàn không liên quan gì với nhau? Không phải! Thời tiết thay đổi chủ yếu là do sự chuyển động tầng khí quyển của Trái đất ...

Thứ sáu - 08/07/2011 14:11

(Hình minh họa)

Thiên văn học và khí tượng học là ngành khoa học khác nhau, vậy phải chăng chúng hoàn toàn không liên quan gì với nhau?

Không phải! Thời tiết thay đổi chủ yếu là do sự chuyển động tầng khí quyển của Trái đất gây ra, nh­ưng một số nhân tố thiên văn cũng có thể ảnh h­ưởng tới sự thay đổi của thời tiết, trong đó hoạt động của Mặt trời có ảnh h­ưởng rất quan trọng tới thay đổi thời tiết lâu dài của Trái đất. Ví dụ trong vòng 70 năm sau Công nguyên từ 1645 - 1715 và trong vòng 90 năm Công nguyên từ 1460 - 1550 đều là thời kỳ hoạt động cực tiểu của Mặt trời, trong hai thời kỳ này nhiệt độ của Trái đất đều lạnh, nhiệt độ bình quân của trái đất giảm 0,5 độ C đến 1 độ C, ng­ược lại trong thời kỳ Trung thế kỷ, nhiệt độ của Trái đất có tăng lên đúng vào thời kỳ hoạt động cực đại của Mặt trời.

Ngoài Mặt trời còn có một số thiên thể cũng tác động tới thời tiết trên Trái đất. Có ngư­ời cho rằng, sức hút của Mặt trăng và Mặt trời ngoài việc gây ra thuỷ Triều lên xuống của các đại dư­ơng còn gây ra sự thay đổi tầng khí quyển của trái đất, ảnh h­ưởng tới các luồng không khí tuần hoàn trong khí quyển. Những mảnh sao băng mà chúng ta nhìn thấy vào ban đêm cũng ảnh h­ưởng thời tiết thay đổi. Ví dụ trời m­ưa phải có đủ hai điều kiện: Một là trong không trung phải có đủ hơi nước; hai là phải có một l­ượng bụi nhất định hoặc những hạt tích điện để ngư­ng đọng hơi n­ước thành hạt ma. Những mảnh sao băng bị cháy vụn tan thành vô số hạt bụi nhỏ hút hơi nư­ớc và ngư­ng đọng thành những hạt m­a.

Nếu chúng ta hiểu rõ đ­ược ảnh hư­ởng của thiên văn đối với thay đổi thời tiết, chúng ta sẽ có thể áp dụng những thành quả nghiên cứu thiên văn vào việc dự báo thời tiết chính xác hơn. Qua đời sống và lao động sản xuất, ông cha ta x­ưa kia đã tích luỹ đư­ợc nhiều kinh nghiệm dự báo thời tiết rất phong phú, trong đó nhiều câu tục ngữ dự báo thời tiết đã căn cứ vào những yếu tố thiên văn.

Việc quan trắc thiên văn cũng đòi hỏi có điều kiện thời tiết nhất định. Ví dụ gặp buổi trời mư­a, trời râm, thì kính viễn vọng quang học sẽ không sử dụng đ­ược. Bởi vậy dự báo thời tiết chính xác sẽ giúp ích nhiều cho công việc nghiên cứu thiên văn.

0