28/05/2017, 19:37

Thế nào là tự trọng? Tự trọng quan hệ với cách xử thế như thế nào?

Đề bài: Anh chị hiểu thế nào là tự trọng? Tự trọng quan hệ với cách xử thế như thế nào? Bài làm: Lòng tự trọng là một đức tình tốt đẹp của con người. Chính nhờ đức tính quý giá này mà chúng ta luôn giữ gìn phẩm giá, nhân cách, luôn nỗ lực vươn lên dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Một người có lòng tự ...

Đề bài: Anh chị hiểu thế nào là tự trọng? Tự trọng quan hệ với cách xử thế như thế nào? Bài làm: Lòng tự trọng là một đức tình tốt đẹp của con người. Chính nhờ đức tính quý giá này mà chúng ta luôn giữ gìn phẩm giá, nhân cách, luôn nỗ lực vươn lên dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Một người có lòng tự trọng là người luôn hướng thiện, xây dựng cho mình một nền tảng đạo đức vừng chắc không làm những việc trái với lương tâm với luân thường đạo lý. Luôn yêu thương đồng loại ...

Đề bài: Anh chị hiểu thế nào là tự trọng? Tự trọng quan hệ với cách xử thế như thế nào?

Bài làm:

Lòng tự trọng là một đức tình tốt đẹp của con người. Chính nhờ đức tính quý giá này mà chúng ta luôn giữ gìn phẩm giá, nhân cách, luôn nỗ lực vươn lên dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Một người có lòng tự trọng là người luôn hướng thiện, xây dựng cho mình một nền tảng đạo đức vừng chắc không làm những việc trái với lương tâm với luân thường đạo lý. Luôn yêu thương đồng loại và có ý thức với mọi người, thiên nhiên đất nước.

 

10-cau-danh-ngon-ve-long-tu-trong-dang-kham-phuc-nhat-2

Để giáo dục con cái và các thế hệ mai sau sống có nề nếp có gia phong tốt đẹp các bậc ông bà cha mẹ đã để lại nhiều câu ca dao tục ngữ khuyên chúng ta phải biết giữ gìn lấy phẩm chất của bản thân mình : : "Giấy rách phải giữ lấy lề", "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", "Đói cho sạch, rách cho thơm", "Miếng ăn quá khẩu thành tàn"…Vậy thực tế thì lòng tự trọng được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?

Có thể nói rằng có hang trăm hàng nghìn cách để chúng ta biểu hiện lòng tự trọng trong cuốc sống như: Không vượt đèn đỏ, không trộm cắp vặt, không tham của rơi, biết nói cám ơn và xin lỗi đúng lúc, không đi xe lạng lách đánh võng, ăn nói với người lớn tuổi phải khiêm nhường từ tốn với người bằng và nhỏ hơn phải lịch sự… Còn ở lứa tuổi học sinh thì tâm lý luôn muốn làm người lớn và khẳng định bản thâ mình thì việc tu dưỡng lòng tự trọng càng quan trọng hơn. Điều đó không có nghĩa rằng khi bị ai đó nói xấu hay khích bác chúng ta đánh nhau để chứng tỏ mình hay không muốn ai xúc phạm mình. Mà chúng ta cần phải trung thực với chính bản thân mình, không gian lân quay cóp trong khi kiểm tra. Khi làm điều sai phải biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Giữ gìn nhân cách tốt và lối cư sử văn mình là lời đáp trả hay nhất cho những kẻ ganh ghét nói xấu chúng ta. Như vậy, ta có thể kết luận người có lòng tự trọng là phải biết xấu hổ và luôn ý thức được việc giữ gìn nhân cách đạo đức của mình, biết đúng biết sai biết sử đổi lỗi lầm.

Nhưng nếu chỉ có vậy, thì nhiều người vẫn còn nhầm với lòng tự ái. Nhất là các bạn trẻ như chúng ta. Vì vậy chúng ta cần hiểu rằng lòng tự trọng là xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa coi trọng phẩm chất đạo đức của mình moi muốn làm những việc có ý nghĩa cho đời và cho cuộc sống mai sau. Nói dễ hiểu là lòng tự trọng hàm chứa bản chất văn hóa và tinh thần nhân văn.

Trái lại thì lòng tự ái là sự yêu thương bản thân mình, đó là biểu hiện của sự ích kỷ tự đại chỉ nghĩ cho mình, đặt giá trị và quyền lợi của mình lên trên hết bất chấp mọi thứ xung quanh để đạt được điều mình muôn. Vì vậy, để nhận biết xem một người có lòng tự trọng hay không chỉ cần nhìn qua cách ăn nói cử chỉ lịch sự biết tự kiềm chế là hiểu. Còn tự ái sẽ biểu hiện qua sự ích kỷ tư lợi và là mảnh đất nảnh sinh nhiều thói hư tật xấu.

Xã hội ngày càng thay đổi sự mở rộng giao lưu văn hóa khiến những giáo lý đạo đức xưa cũng vẫn còn có chỗ chưa phù hợp vì vậy mỗi người cần có sự tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống dân tộc và lối sống văn hóa để trở thành người lương thiện. Giữ vựng được lòng tự trọng chúng ta sẽ giữ được giá trị cốt lõi của tinh hoa dân tộc và đưa dân tộc sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Từ những điều trên ta có thể thấy lòng tự trọng là một nhân tố qua trọng góp phần làm nên giá trị của một con người nói riêng và một dân tộc nói chúng. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy tự hoàn thiện bản thân và không ngừng nỗ lực phân đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Anh chị hiểu thế nào là tự trọng? Tự trọng quan hệ với cách xử thế như thế nào?

Anh chi hieu the nao la long tu trong?

 


 

 

0