14/03/2018, 20:04

Thay đổi và rào chắn thay đổi

Một người quản lí viết cho tôi: “Tôi làm việc cho một công ti lớn, công ti chúng tôi cần thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường và duy trì cạnh tranh trong thị trường toàn cầu này nhưng mọi lúc chúng tôi cố thay đổi hay cải tiến cái gì đó, chúng tôi đều thất bại. Làm sao chúng tôi có thể làm ...

Một người quản lí viết cho tôi: “Tôi làm việc cho một công ti lớn, công ti chúng tôi cần thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường và duy trì cạnh tranh trong thị trường toàn cầu này nhưng mọi lúc chúng tôi cố thay đổi hay cải tiến cái gì đó, chúng tôi đều thất bại. Làm sao chúng tôi có thể làm cho thay đổi xảy ra. Xin thầy giúp.”

Đáp: Là người quản lí, bạn cần biết điều gì ngăn cản công ti bạn khỏi việc cải tiến. Rào chắn nào công ti bạn đang gặp phải? Tại sao chúng tồn tại? Và làm sao loại bỏ chúng. Bạn cần hiểu rằng thay đổi là KHÔNG dễ bởi vì phần lớn mọi người đều sợ thay đổi. Họ không biết cái gì sẽ xảy ra cho họ khi thay đổi xảy ra cho nên họ chống lại. Không có hiểu rõ ràng về thay đổi và tác động của nó, mọi người sẽ không làm gì về nó. Điển hình, người quản lí đi họp để thảo luận về thay đổi nhưng không ai sẽ ra quyết định nào, một số người thậm chí còn ưa thích trì hoãn lâu nhất có thể được, bất kì cái gì ra ngoài điều bình thường đều là rủi ro cho nên họ thà đợi còn hơn, điều này là để những thay đổi quan trọng không được thực hiện. Thái độ của phần lớn những người quản lí là chờ đợi và không tham gia bởi vì nếu cái gì đó xảy ra việc làm của họ có thể bị hại cho nên giải pháp tốt nhất là không làm gì cả. Theo bản chất mọi người né tránh tranh cãi, cho nên khi có bất đồng giữa những người quản lí, các quyết định thường không được đưa ra và mọi sự sẽ duy trì như cũ.

Phần lớn các công ti lớn đều có nhiều nhóm, từng nhóm làm việc riêng của họ. Tuy nhiên thay đổi yêu cầu cộng tác chặt chẽ giữa các nhóm này cho hiệu quả. Nếu một số trong họ không tham gia, thay đổi sẽ không xảy ra. Một số người quản lí chủ định ngăn cản thay đổi được thực hiện bởi vì họ có thể không muốn mất kiểm soát nhóm của họ. Họ chống lại thay đổi vì sợ rằng điều đó có thể ảnh hưởng xấu tới họ. Về căn bản, rất khó thay đổi các qui trình hiện tại cho dù chúng lỗi thời hay thậm chí bị phá vỡ vì thói quen cũ là khó đổi. Mọi người thường làm mọi sự theo cách nào đó và điều đó đã làm cho họ thành công, yêu cầu họ thay đổi là gần như không thể được vì không ai biết điều gì có thể xảy ra cho họ. Công ti càng lớn, càng khó thay đổi và lịch sử đầy những câu chuyện như vậy. Đó là lí do tại sao các công ti nhỏ hơn và năng nổ hơn đang nhanh chóng chuyển sang nắm bắt thị trường khi các công ti lớn thường không làm được và bị phá sản.

Thay đổi phải bắt đầu ở đỉnh của công ti, người chủ hay người điều hành phải muốn thay đổi và tự mình quản lí thay đổi, nếu không thì không cái gì sẽ xảy ra. Người chủ phải cho phương hướng rõ ràng để mọi người quản lí và đích thân quản lí mọi thay đổi; nếu không nó sẽ chỉ là việc nói mà không làm. Người chủ phải có hành động và loại bỏ mọi rào chắn, kể cả những người chống lại thay đổi bởi vì thay đổi là việc quản lí, công nhân sẽ tuân theo bất kì cái gì người quản lí ra lệnh cho nên làm cho mọi sự xảy ra, chính người chủ hay người điều hành phải có hành động.

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Mô hình tăng trưởng năng lực tổ chức
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
0