Tập đọc lớp 5: Cái gì quý nhất?
Tập đọc lớp 5: Cái gì quý nhất? Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 86 Soạn bài: Tập đọc: Cái gì quý nhất? Soạn bài Tập đọc lớp 5: Cái gì quý nhất là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 trang 86 chi ...
Tập đọc lớp 5: Cái gì quý nhất?
Soạn bài: Tập đọc: Cái gì quý nhất?
Soạn bài Tập đọc lớp 5: Cái gì quý nhất là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 trang 86 chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.
Câu 1 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
Trả lời:
Theo Hùng, cái quý nhất là lúa gạo.
Theo Quý, cái quý nhất trên đời là vàng.
Theo Nam, cái quý nhất trên đời là thì giờ.
Câu 2 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
Trả lời:
Hùng: Không có ai sống được mà không cần ăn.
Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
Câu 3 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất?
Trả lời:
Vì thầy giáo cho rằng: không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
Câu 4 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do tại sao em chọn tên gọi đó.
Trả lời:
- Có thể đặt tên là "Con người là quý nhất", vì cuộc tranh luận cuối cùng đưa ra kết luận đó.
- Cũng có thể đặt tên là "Ai là người có lí", vì mỗi bạn nhỏ trong cuộc tranh luận của mình đều đưa ra những lí lẽ hết sức thú vị.
Hoặc em đặt tên: “Cuộc tranh luận bổ ích”. Vì câu chuyện kế lại một cuộc tranh luận rất bổ ích cho nhiều người. Tuy mỗi người đều có cái lí của mình cả. Nhưng cuối cùng đều thống nhất chung về một nhận thức giúp cho mỗi người có thêm nhận thức mới toàn diện hơn, đầy đủ hơn.
Nội dung chính: Khi tranh luận mỗi người đều có lí lẽ bảo vệ cho nhận thức quan điểm của mình nhưng không bảo thủ mà cần tiếp nhận những ý kiến mới. Nếu ý kiến đó giàu sức thuyết phục, có lí, có tình.
>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 5: Nhớ - viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà