15/08/2018, 13:56

Suy nghĩ về bệnh thành tích, một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay (dàn ý và bài làm tham khảo)

Suy nghĩ về bệnh thành tích, một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay (dàn ý và bài làm tham khảo) Dàn ý chi tiết 1. Mở bài: – Dẫn dắt vào vấn đề: Bệnh thành tích và tác hại của nó tới sự ...

Suy nghĩ về bệnh thành tích, một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay (dàn ý và bài làm tham khảo)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Dẫn dắt vào vấn đề: Bệnh thành tích và tác hại của nó tới sự phát triển của xã hội.

2. Thân bài:

Bệnh thành tích là gì? Biểu hiện của bệnh thành tích?

– Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người.

– Bệnh thành tích là  việc con người ta cố đeo đuổi và giành lấy hư danh, danh vọng không đúng với khả năng thực lực, thực tế của mình.

Biểu hiện của bệnh thành tích:

– Ngụy tạo bằng cấp, điểm số.

– Coi nhẹ chất lượng, chú ý đến kết quả.

– Thái độ học ứng phó, coi trọng điểm số hơn kiến thức.

– Coi cóp, chép bài,… trong thi cử,…

=> Dẫn chứng cụ thể.

Nguyên nhân của bệnh thành tích.

– Bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khang, khoác loác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt … để tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân.

– Bản thân háo danh lợi, chức quyền.

– Trình độ văn hóa thấp kém, thiếu trung thực,…

– Cha mẹ đặt kì vọng quá lớn, gây áp lực cho con trẻ.

– Xã hội phát triển, đồng tiền có khả năng thao túng tất cả,..

– Cơ quan chức năng chưa có những chế tài sử phạt nghiêm minh, chưa sát sao, rà soát chất lượng một cách triệt để.

=> Dẫn chứng

Hậu quả của bệnh thành tích.

– Thoái hóa nhân cách, sai lệch chuẩn mực đạo đức

– Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, chuẩn mực xã hội,..

– Con người chìm trong danh vọng, thiếu trung thực,..

– Hệ lụy đau lòng sảy ra

=> Dẫn chứng

Biện pháp khắc phục.

– Cần có những nhận thức, quan niệm đúng đắn về năng lực của bản thân.

– Xã hội kiên quyết nói không với bệnh thành tích bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài.

– Có những biện pháp sử lí thích đáng trước những hành vi chạy điểm, chạy bằng cấp,..

Bài học nhận thức và hành động.

– Nhận thức rõ rằng "bệnh thành tích" là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì thế cần phải dứt khoát từ bỏ "bệnh thành tích" và phải trung thực với chính mình.

– Lên án, phê phán những hành vi sai lệch,…

3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân.

Bài làm tham khảo

Xã hội phát triển, kéo theo đó là sự lên ngôi của hàng loạt căn bệnh mang tính chất xã hội trong đó có ‘bệnh thành tích’. Tuy không phải là một căn bệnh có tên trong y học thế nhưng ‘bệnh thành tích’ luôn là một mối hiểm họa không hề nhỏ đối với bản thân người mắc bệnh cũng như với toàn xã hội. Trước kia, thành tích luôn là một thứ vô cùng ý nghĩa và quan trọng được mọi người đề cao và cố gắng đạt được. Ngày nay, không ít người đã có những quan niệm hết sức sai lầm về ‘thành tích’ chính vì thế mà căn bệnh mang tên ‘thành tích’ xuất hiên.

Trước tiên ta cần hiểu thành tích là gì? Và thế nào là bệnh thành tích? Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người Bệnh thành tích là việc con người ta cố đeo đuổi và giành lấy hư danh, danh vọng không đúng với khả năng thực lực, thực tế của mình. Bệnh thành tích đang ngày một len lỏi vào từng ngóc nghách của đời sống xã hội đắc biệt là nghành giáo dục.

Biểu hiện chính của bệnh thành tích là việc ngụy tạo bằng cấp, điểm số, coi nhẹ chất lượng, chú ý đến kết quả, thái độ học ứng phó, coi trọng điểm số hơn kiến thức, coi cóp, chép bài,… trong thi cử,… Một minh chứng rõ ràng nhất cho căn bệnh này là vụ chạy điểm thi THPTQG 2018 gây chấn động vừa qua ở Hà Giang và Sơn La. Hơn 300 bài thi được sửa điểm, 144 thí sinh có điểm chênh lệch hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Một ví dụ khác: giáo viên, học sinh nhiều nơi ở vùng núi phía Bắc không có trường để học, không có nhà để ở trong khi nhiều địa phương báo cáo lên Bộ Giáo dục và Đào tạo là đã chấm dứt tình trạng học ba ca, đã xóa nhiều điểm trường tranh tre nứa lá… Đó chính là cách mà ‘con sâu bệnh’ thành tích đang gặm nhấm xã hội chúng ta.

Chất xúc tác nào tham gia vào khiến bệnh thành tích lây lan nhanh và nguy hiểm như vậy? Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính ‘con bệnh’ có thói xấu ‘ đã dốt còn hay chơi chữ’, ‘biến không thành có’ ,.. do sự thiếu trung thực, lo sợ thành tích không cao, không dám chấp nhận năng lực thật sự của bản thân mình và sự hám vong quyền, danh lợi gây ra. Để thỏa mãn sự kỳ vọng của gia đình, nhiều học trò tìm mọi cách, bất chấp mọi hành vi sai phạm để đạt được kết quả, thành tích như mục tiêu của bố mẹ. Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan do xã hội phát triển, sự đồng tiền có sức mạnh kinh khủng, có khả năng thao túng và thống trị tất cả, cơ quan chức năng buông lỏng, không thật sự quan tâm, sử lí  một cách triệt để, tận gốc.

“Bệnh thành tích” lan tràn khắp nơi khắp chốn như một dịch bệnh gây ra những tác hại khôn lường, cản trở quá trình phát triển của đất nước. Ông cha ta có câu: ‘Con sâu bỏ dầu nồi canh’ , chỉ vì một cá nhân, một tập thể nhiễm bệnh mà có thể hủy hoại cả một xã hội văn minh, tiến bộ? Nếu căn bệnh ‘nan y’ nguy hiểm này ngày một ‘ăn sâu’ vào đời sống thì xã hội sẽ ra sao? Thứ nhất, căn bệnh này làm sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội làm cho những con người trong xã hội chìm đắm vào những ‘thành tích ảo’ , tạo lên những con người thiếu trung thực,.. Thứ hai, bệnh thành tích sẽ dẫn tới hệ lụy vô cùng nguy hiểm là con người, xã hội phát triển chậm lại, hình thành thói quen ỷ lại vào người khác,.. Hơn nữa, bệnh thành tích còn gây ra một hệ lụy vô cùng đau lòng mà không ai khác, chính những đứa trẻ là người phải gánh chịu. Kỳ vọng quá lớn của bố mẹ đã vô tình tạo áp lực cho các con, Mới đây nhất, ngày 11/4/2018, một nam sinh lớp 10, Trường Nguyễn Khuyến (TPHCM) đã nhảy từ mái tôn lầu 4 của trường xuống đất và tử vong tại chỗ với lí do bị áp lực về học hành, áp lực về điểm số và sự kì vọng của bố mẹ.

Vậy làm thế nào để không bị cám dỗ bởi con đường ‘nhung lụa’ mà căn bệnh thành tích đã trải ra? Cần có những quan niệm, nhận thức đúng đắn về năng lực của bản thân. Xã hội kiên quyết nói không với bệnh thành tích bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài. Có những biện pháp sử lí thích đáng trước những hành vi chạy điểm, chạy bằng cấp,..

Chúng ta đều nhận thức rõ ràng, một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người thực, năng lực thật sự. Nhận thức rõ rằng "bệnh thành tích" là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì thế cần phải dứt khoát từ bỏ "bệnh thành tích" và phải trung thực với chính mình.

Xã hội có phát triển, có văn minh là phụ thuộc vào hành động và nhận thức của từng cá nhân sống trong xã hội đó. Để làm được điều này ngay bây giờ mỗi chúng ta cần có những suy nghĩ và hành động kịp thời nhằm ‘xóa sổ’ những căn bệnh ‘đáng sợ’ đang ‘lộng hành’ trong xã hội này. Một trong số đó chính là BỆNH THÀNH TÍCH.

Đỗ Thị Thu Trang

Lớp 11A6 – Trường THPT Nghĩa Dân, Kim Động, Hưng Yên

0