25/05/2017, 11:22

Soạn văn bài: Làm thơ bảy chữ

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Làm thơ bảy chữ I. Kiến thức cơ bản 1. Số tiếng, số câu trong thơ bảy chữ: – Thơ bảy chữ, cũng có nghĩa là thơ mà mỗi dòng thơ có bảy tiếng, gồm một số loại khác nhau: Thơ bảy chữ cổ thể (còn gọi là cổ phong) – thất cổ, có hình thức tương đối tự do, có thể có ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Làm thơ bảy chữ I. Kiến thức cơ bản 1. Số tiếng, số câu trong thơ bảy chữ: – Thơ bảy chữ, cũng có nghĩa là thơ mà mỗi dòng thơ có bảy tiếng, gồm một số loại khác nhau: Thơ bảy chữ cổ thể (còn gọi là cổ phong) – thất cổ, có hình thức tương đối tự do, có thể có câu không phải bảy tiếng. Thơ ...


I. Kiến thức cơ bản

1. Số tiếng, số câu trong thơ bảy chữ:

– Thơ bảy chữ, cũng có nghĩa là thơ mà mỗi dòng thơ có bảy tiếng, gồm một số loại khác nhau:

  • Thơ bảy chữ cổ thể (còn gọi là cổ phong) – thất cổ, có hình thức tương đối tự do, có thể có câu không phải bảy tiếng.

  • Thơ thất ngôn Đường luật: tám câu bảy chữ – thất ngôn bát cú, và tứ tuyệt: bốn câu bảy chữ – thất ngôn tứ tuyệt, có niêm luật rất chặt chẽ.

  • Thơ bảy chữ hiện đại thường tự do, linh hoạt hơn thơ thất ngôn và tứ tuyệt Đường luật.

2. Nhịp thơ

Thường có ba cách ngắt: 4/3 ; 2/2/3; 2/5. Nhưng chủ yếu là cách ngắt nhịp 4/3.

VD:
Thân em vừa trắng / lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm / với nước non

3. Vần thơ

– Gieo vần chính, trùng nhau hoàn toàn

VD:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son. 

– Có thể vần thông, không trùng nhau hoàn toàn.

VD:
Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy,
Sống tràn sinh lực, bốc men say.

– Vần có thể bằng, có thể trắc.

4. Bố cục trong thơ bảy chữ

  • Phần đề: gồm phá đề (câu 1) tức là mở bài và thừa đề (câu 2) dùng để nối câu phá mà vào bài.

  • Phần thực (câu 3 và 4): giải thích ý bài.

  • Phần luận (câu 5 và 6): bàn bạc rộng nghĩa đầu bài.

  • Phần kết (câu 7 và 8): tóm ý toàn bài.

0