Soạn văn bài: Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương Đọc hiểu văn bản Câu 1: – Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. – Nhận dạng: Số câu : 4. Số chữ trong mỗi dòng thơ : 7 chữ. Hiệp vần : chữ cuối cùng của các câu 1 – 2 – 4. Vần on : ... Soạn ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương Đọc hiểu văn bản Câu 1: – Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. – Nhận dạng: Số câu : 4. Số chữ trong mỗi dòng thơ : 7 chữ. Hiệp vần : chữ cuối cùng của các câu 1 – 2 – 4. Vần on : ...
Soạn văn bài: Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
– Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Nhận dạng:
-
Số câu : 4.
-
Số chữ trong mỗi dòng thơ : 7 chữ.
-
Hiệp vần : chữ cuối cùng của các câu 1 – 2 – 4. Vần on : tròn – non – son.
Câu 2:
a. Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánh luộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
b. Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
-
Hình thức: xinh đẹp
-
Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
-
Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
c. Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.