15/01/2018, 23:34

Soạn Văn 9: Ôn tập Tiếng Việt

Soạn Văn 9: Ôn tập Tiếng Việt Soạn Văn lớp 9 tập 2 Soạn Văn Ôn tập Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp ...

Soạn Văn 9: Ôn tập Tiếng Việt

Soạn Văn Ôn tập Tiếng Việt

 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

Soạn Văn: Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 học kì II

I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Khởi ngữ

Thành phần biệt lập

 

Tình thái

Cảm thán

Gọi - đáp

Phụ chú

Xây cái lăng ấy

Dường như

Vất vả quá

Thưa ông

Những người con gái sắp xa ta… như vậy

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo:

"Bến quê" là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm một triết lí giản dị mà sâu sắc. Truyện được xây dựng nên một tình huống nghịch lí – Nhĩ là một con người từng đi muôn nơi nhưng cuối đời lại bị buộc chặt vào giường bệnh. Có lẽ, chỉ trong tình huống ấy, Nhĩ mới phát hiện ra vẻ đẹp bình dị và đầy quyến rũ của vùng đất bên kia sông Hồng, và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật... tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế, giàu hình ảnh mà tràn đầy cảm xúc. Đọc "Bến quê", ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được, ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu từng chữ của nhà văn.

II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

a. Nhưng, nhưng rồi, và → phép nối

b. Cô bé – cô bé → phép lặp; cô bé – Nó → phép thế

c. Thế → phép thế

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

 

Phép liên kết

 

Lặp từ ngữ

Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

Thế

Nối

Từ ngữ tương ứng

Cô bé

 

Cô bé - Nó thế

Nhưng, Nhưng rồi, Và

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Xem xét đoạn văn đã viết trong mục I.2:

- Liên kết về nội dung: Các câu văn cùng góp phần làm rõ nội dung của truyện ngắn “Bến quê”, và nêu lên cảm nhận người đọc.

- Liên kết về hình thức:

+ Giữa câu (1) với câu (2) có từ truyện sử dụng phép lặp từ truyện để liên kết.

+ Giữa câu (2) và câu (3) sử dụng phép thế: Tình huống nghịch lí – tình huống ấy.

III. Nghĩa tường minh và hàm ý

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Câu “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ cả rồi”, người ăn xin muốn nói: Địa ngục là nơi dành cho bọn nhà giàu (bọn người chất đầy tội lỗi ở trần gian).

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

a. Nam không muốn nói thẳng ý kiến chê của mình (để tránh mất lòng bạn), do đó cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói mơ hồ) và phần nào phương châm quan hệ (nói chệch đề tài).

b. Huệ muốn nói rằng "còn Nam và Tuấn mình vẫn chưa báo". Huệ cố ý vi phạm phương châm về lượng (nói thiếu), có lẽ để nhẹ đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

0