01/06/2017, 11:30

Soạn bài từ ghép

Soạn bài từ ghép I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1. Các loại từ ghép. Ví dụ 1: Mẹ còn nhớ sự nôn nao hồi hộp khi cùng “bà ngoại” đi tới gần ngôi trường… Nhận xét về từ: - Bà ngoại: + Bà là tiếng chín, ngoại là tiếng phụ. + Tiếng ngoại bổ sung cho tiếng bà. + Bà ngoại dùng để phân ...

Soạn bài từ ghép I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1. Các loại từ ghép. Ví dụ 1: Mẹ còn nhớ sự nôn nao hồi hộp khi cùng “bà ngoại” đi tới gần ngôi trường… Nhận xét về từ: - Bà ngoại: + Bà là tiếng chín, ngoại là tiếng phụ. + Tiếng ngoại bổ sung cho tiếng bà. + Bà ngoại dùng để phân biệt với bà nội + Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà. Ví dụ 2: … Các mùi “thơm phức” của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ… ...

I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Các loại từ ghép.

Ví dụ 1: Mẹ còn nhớ sự nôn nao hồi hộp khi cùng “bà ngoại” đi tới gần ngôi trường…

Nhận xét về từ:

- Bà ngoại:

+ Bà là tiếng chín, ngoại là tiếng phụ.

+ Tiếng ngoại bổ sung cho tiếng bà.

+ Bà ngoại dùng để phân biệt với bà nội

+ Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà.

Ví dụ 2: … Các mùi “thơm phức” của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ…

Nhận xét về từ:

- Thơm phức:

+ Thơm là tiếng chính, phức là tiếng phụ.

+ Tiếng phức bổ sung cho tiếng thơm

+ Thơm phức dùng để phân biệt với thơm lừng, thơm tho, thơm ngát…

+ Nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm.

2. Nghĩa của từ ghép.

Ví dụ:

- Áo quần:

+ Do hai tiếng tạo thành

+ Tiếng áo và tiếng quần đều có nghĩa.

+ Cả hai tiếng đều dùng để chỉ vật dụng trang phục của con người.

= > Từ áo và từ quần nghĩa hẹp hơn so với từ áo quần.

- Trầm bổng:

+ Cả hai tiếng đều ngang hàng nhau.

+ Không có tiếng nào phụ.

+ Là âm thanh khi cao khi thấp rất êm tai.

- Xét riêng từng tiếng:

+ Trầm: âm thanh ở âm vực thấp

+ Bổng: âm thanh ở âm vực cao

= > Nghĩa hẹp hơn so với từ trầm bổng.

II. Luyện tập

Câu 1. Xếp các từ ghép suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ, cây cỏ theo bảng phân loại.

- Những từ thuộc từ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.

- Những từ thuộc từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới, cây cỏ.

Câu 2. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ.

Búp bi

Thước kẻ

Mưa phùn

Làm quen

Ăn cơm

Trắng tinh

Vui tai

Nhát gan

Câu 3. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập.

 

Từ

Ghép

Núi

Sông

Rừng

Mặt

Mũi

Mày

Ham

Muốn

Thích

Học

Hỏi

Hành

Xinh

Đẹp

Tươi

Tươi

Trẻ

Cười

Câu 4.

- Ta có thể nói: một cuốn sách, một cuốn vở bởi vì sách, vở là danh từ chỉ sự vật cụ thể tồn tại dưới dạng có thể đếm được, có thể kết hợp với số từ.

- Còn sách vở là từ ghép đẳng lập, có tính chất hợp nghĩa mang tính khái quát, không thể kết hợp với số từ, cho nên không thể nói: một cuốn sách vở.

Câu 5.

a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?

- Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng.

- Hoa hồng ở đây dùng để gọi tên một loài hoa, như: hoa lan, hoa cúc, hoa hồng, hoa đào…

- Hoa hồng có rất nhiều loại: hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa hồng đỏ.

b. Em Em nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?

- Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!” là hoàn toàn đúng.

- Bởi lẽ áo dài ở đây là một từ ghép phân loại chỉ một loại áo có tà rất dài tới quá đầu gối, khác với tà áo sơ mi thường ngắn ngang mông.

c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?

Cà chua là một danh từ chỉ một loại quả giống quả: cà pháp, cà bát, cà tím, chứ không phải là quả cà có vị chua.

- Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” hoàn toàn được.

d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?

- Không phải mọi loại cá có màu vàng đều gọi là cá vàng.

- Cá vàng là một loại cá cảnh thường được nuôi trong chậu, hoặc bể. Chúng có mắt lồi, thân tròn, ngắn, đuôi rất to đẹp và dài và có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, đen, bạc nhưng phổ biến là màu vàng.

Câu 6.

- Bốn từ ghép này thuộc hai loại từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ, ta phải dựa trên đặc điểm của từng loại từ ghép để phân tích và so sánh nghĩa.

- Ghép chính phụ: mát tay, nóng lòng.

+ Mát: mát mẻ. Tay: bộ phận của cơ thể con người.

+ Mát tay: người dễ đạt được kết quả trong công việc, ví dụ như: mát tay chăn nuôi, mát tay chữa bệnh.

+ Nóng lòng: cảm thấy bồn chồn, lo lắng không yên, linh cảm điều gì đó chẳng lành.

- Ghép đẳng lập.

+ Gang thép: nghĩa là cứng cỏi, vững vàng.

+ Tay chân: người đắc lực, thân tín nhưng có hàm ý không tôn trọng.

= > Như vậy, từ nghĩa cụ thể từng từ, đến nghĩa của từ ghép có sự khác biệt, nó không đơn giản là nghĩa của từng tiếng cộng lại. Cả 4 từ ghép này đều mang nghĩa bóng nhiều hơn là nghĩa gốc.

Câu 7. Đây là những từ ghép chính phụ có ba tiếng, cách thức cấu tạo của chúng giống như từ ghép có hai tiếng. Nghĩa là có tiếng làm thành tố chính và có tiếng làm thành tố phụ.

Câu 8.

Học / hành - > học hành

Ăn / uống - > ăn uống

Đi / đứng - > đi đứng

Sách / vở - > sách vở

Hội / họp - > hội họp

Nhà / cửa - > nhà cửa

Câu 9.

1.   Người làm nghề dạy học

2.   Người chuyên sáng tác văn xuôi

3.   Người chuyên nghề viết báo

4.   Nơi trình diễn những tiết mục nghệ thuật sân khấu

5.   Nhà làm bằng kính

6.   Nhà có sàn để ở

7.   Dùng làm vật tặng, biếu

8.   Làm tốt điều lành để cứu giúp người khác

9.   Bắt đầu tiếp xúc để quen biết

Nhà giáo

Nhà văn

Nhà báo

Sân khấu

Nhà kính

Nhà sàn

Quà biếu

Việc thiện

Làm quen

 

0