06/06/2017, 19:40

Soạn bài tổng kết về từ vựng lớp 9

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG A. YÊU CẦU - Hệ thống lại các kiến thức về: từ đơn, từ phức, lừ ghép, từ láy, thành ngữ, nghĩa của lừ, lừ nhiều nghĩa và hiện lượng nhiều nghĩa của lừ, lừ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - Áp dụng để thực hiện các bài lập. B. GỢl Ý TRẢ ...

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG A. YÊU CẦU - Hệ thống lại các kiến thức về: từ đơn, từ phức, lừ ghép, từ láy, thành ngữ, nghĩa của lừ, lừ nhiều nghĩa và hiện lượng nhiều nghĩa của lừ, lừ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - Áp dụng để thực hiện các bài lập. B. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC Bài tập 1. Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt các loại từ phức. Gợi ý - Khái niệm về từ đơn, từ phức: + Từ đơn là ...

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

A. YÊU CẦU

- Hệ thống lại các kiến thức về: từ đơn, từ phức, lừ ghép, từ láy, thành ngữ, nghĩa của lừ, lừ nhiều nghĩa và hiện lượng nhiều nghĩa của lừ, lừ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

- Áp dụng để thực hiện các bài lập.

B. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

Bài tập 1. Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt các loại từ phức.

Gợi ý

- Khái niệm về từ đơn, từ phức:

+ Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.

+ Từ phức là từ gồm hai hay nhiều liếng.

- Phân biệt các loại từ phức: Từ phức gồm có từ láy (các tiếng có quan hộ vơi nhau về âm), từ ghép (các tiếng có quan hộ vơi nhau về nghĩa).

Bài tập 2. Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt. lạnh lùng, bọt bèo, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.

Gợi ý

- Từ ghép: ngạt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cồ cây, dưa dón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.

(Các từ này rất dỗ bị nhầm vơi từ láy. Tuy nhiên, sự giống nhau về âm thanh chỉ là ngẫu nhiên, mỗi tiếng trong các lừ này đều có nghĩa. Quan hệ chủ yếu giữa các tiếng vẫn là quan hệ vô nghĩa.)

- Từ láy: lấp lánh, nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi.

Bài tập 3. Trong các từ láy sau dây, lừ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so vơi nghĩa của yếu tố gốc? 

trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sút sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.

Gợi ý

Các lừ láy “giảm nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc là: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp. Các từ sạch sành sanh, sát sàn sạt là từ láy “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc.

THÀNH NGỮ

Bài tập 1. Ôn lại khái niệm thành ngữ.

Gợi ý

Thành ngữ là tập hợp từ cố định, quen dùng, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngừ thường mang nghĩa bỏng chứ không phải nghĩa cộng của các yếu tố tạo ra.

Bài tập 2. Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?

a) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

b) đánh trống bỏ dùi

c) chó treo mèo đậy

d) được voi đòi tiên

e) nước mắt cá sấu

Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.

Gợi ý

- Các thành ngữ: đánh trống bỏ dùi, được voi đòi tiên, nước mắt cá sấu.

Các tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Chó treo mèo dậy.

- Giải thích nghĩa:

+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu, gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ hơn.

+ Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở giữa chừng, thiếu trách nhiệm.

+ Chó treo mèo đậy: Nghĩa đen: Cách cất thức ăn không cho chó mèo ăn vụng. Nghĩa bóng: Có của phải biết cách giữ gìn, bảo vệ.

+ Được voi đòi tiên: Quá tham lam, được cái này lại muôn có cái khác, không chịu thỏa mãn. 

+ Nước mắt cú sấu: Khóc lóc giả dối, vờ vịt xót thương nhưng lại chính là kẻ đã gây nôn đau khổ cho người ta.

Bài tập 3. Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yêu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.

Gợi ý

Chẳng hạn em tìm các thành ngữ sau.

- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:

+ Chó cùng dứt giậu: Bị dồn vào đương cùng, bí thế thì phải liều lĩnh để thoát thân.

+ Chim sổ lồng, gà sổ chuồng, vui sướng vì được tự do, thoát khỏi vòng tù túng.

- Thành ngừ có yếu tố chỉ thực vật:

+ Dây cà ra dây muống: tả cách nói, cách viết từ cái này kéo sang cái kia một cách lan man, dài dòng.

+ Cây cao bóng cả: người có thế lực, có uy tín lớn, có khả năng che chở, giúp đỡ người khác.

Em tự đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.

Bài tập 4. Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.

Gợi ý

Trong văn chương, người viết rất hay sử dụng thành ngữ, vì đó là cách nói giàu hình ảnh, nhịp điệu mà lại kiệm lời. Em có thể tìm được các dẫn chứng trong các tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyền Đình Chiểu, thơ của Hồ Xuân Hương,... Chẳng hạn:

Người nách thước kẻ tay đao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Nay đà rò đăng nguồn cơn

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

(Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vần Tiên)

NGHĨA CỦA TỪ

Bài tập 1. Ôn lại khái niệm nghĩa của từ.

Gợi ý

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.

Bài tập 2. Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:

a) Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói ưong quan hệ với con”.

b) Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố à phần nghĩa “người phụ nữ, có con”.

c) Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiền và Thất bụi lù mẹ thành công

d) Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà

Gợi ý

Cách giải nghĩa của (a) là đúng.

Bài tập 3. Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng? Vì sao? Độ lượng là:

a) đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dỗ tha thứ.

b) rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dỗ tha thứ.

Gợi ý

Cách giải nghĩa ở (b) là đúng vì nguyên tắc giải thích nghĩa từ là: từ loại của vế giải thích và vế dược giải thích phải đồng nhất. Dùng các tính từ (rộng lượng), ngữ tính từ (dễ thu thứ) để giải thích tính từ độ lượng là đúng nguyên tắc này. Còn cách giải thích ở (a) dùng ngữ danh từ (đức tính rộng lượng) để giải thích cho tính từ độ lượng là sai nguyên tắc.

 

TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYẾN NGHĨA CỦA TỪ

Bài tập 1. Ôn lại khái niệm lừ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

Gợi ý

Từ có thể có nhiều nghĩa do hiện tượng chuyển nghĩa tạo ra. Trong từ nhiều nghĩa có:

- Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở dể hình thành cho các nghĩa khác.

- Nghĩa chuyển: nghĩa được tạo thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Bài tập 2. Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa dược dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Nỗi mình thêm tức nồi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa tnấy hùng!

(Nguyền Du, Truyện Kiều)

Gợi ý

Từ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên, không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. Bởi vì nghĩa này của từ hoa chỉ xuất hiện tạm thời trong văn cảnh cụ thể trên, chưa có tính ổn định, không được dùng phổ biến như nghĩa của từ hoa trong những bông hoa rất đẹp.

TỪ ĐỒNG ÂM

Bài tập 1. Ôn lại khái niệm từ đồng âm. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm.

Gợi ý

- Từ đồng âm: Những từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không có liên quan dốn nhau. Từ nhiều nghĩa: Các nghĩa của từ có liên quan đốn nhau.

- Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm: Hai từ đồng âm là hai từ có nghĩa hoàn loàn khác nhau, không có liên quan đến nhau, còn từ nhiều nghĩa chỉ là một từ.

Bài tập 2. Trong hai trường hựp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?

a) Từ lá, trong:

Khi chiếc lá xa cành

Lá không còn màu xanh

Mà sao em xa anh

Đời vẫn xanh rời rợi.

(Hồ Ngọc Sờn, Gửi em dưới quê làng)

và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.

b) Từ đường, trong:

Đường ra trận mùa này đẹp lắm.

(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

và trong: Ngọt như đường.

Gợi ý

(a) là hiện tượng từ nhiều nghĩa (hai từ lá đầu là nghĩa gốc, từ lá thứ ba là nghĩa chuyển (lấy từ nét nghĩa “hình dẹt”).

(b) là hiện tượng từ đồng âm (từ đường đầu khác nghĩa với từ đường thứ hai, giữa chúng không có môi quan hệ nào về nghĩa).

TỪ ĐỒNG NGHĨA

Bài tập 1. Ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa.

Gợi ý

Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau).

Bài tập 2. Chọn những cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:

a) Đồng nghĩa là hiện tượng chí có trong một số ngôn ngừ trên thế giới,

b) Đồng nghĩa hao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.

c) Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cùng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.

d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thế không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.

Gợi ý

Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa chỉ có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp, còn lại không thể thay thế được vì đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn.

Bài tập 3. Đọc câu sau:

Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.

(Hồ Chí Minh, Di chúc)

Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?

Gợi ý

Từ xuân có thể thay thế từ tuổi ở đây vì từ xuân đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận thay cho toàn thể (lấy một mùa trong năm thay cho năm, tương ứng với một tuổi).

 

0