24/05/2017, 14:10

Soạn bài thu điếu của Nguyễn Khuyến

Đề bài: Soạn bài thu điếu của Nguyễn Khuyến I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: – Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) tên khai sinh là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi – Ông sinh ra tại mảnh đất Hà Nam – Xuất thân trong một gia đình quan lại, cha là Nguyễn Tông Khởi, đỗ tú tài ba ...

Đề bài: Soạn bài thu điếu của Nguyễn Khuyến I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: – Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) tên khai sinh là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi – Ông sinh ra tại mảnh đất Hà Nam – Xuất thân trong một gia đình quan lại, cha là Nguyễn Tông Khởi, đỗ tú tài ba khóa liền và ra dạy học còn mẹ là Trần Thị Thoan con của một vị quan lớn trong triều đình -> điều kiện để cho nhà thơ học tập – Con đường thi cử ...

Đề bài:
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả:

–    Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) tên khai sinh là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi
–    Ông sinh ra tại mảnh đất Hà Nam
–    Xuất thân trong một gia đình quan lại, cha là Nguyễn Tông Khởi, đỗ tú tài ba khóa liền và ra dạy học còn mẹ là Trần Thị Thoan con của một vị quan lớn trong triều đình -> điều kiện để cho nhà thơ học tập
–    Con đường thi cử của ông ban đầu cũng không thuận lợi cho lắm nhưng về sau ông đỗ liền kì thi hội thi đình nên được người đời xưng danh là Tam Nguyên Yên Đổ
–    Nguyễn Khuyến ra làm quan khi đất nước rơi vào hoàn cảnh nước mất nhà tan, ước mong giúp nhân dân sống hòa bình của ông sụp đổ
–    Biết bao nhiêu cuộc đấu tranh nổ ra nhưng thất bại, Nguyễn Khuyến đành cáo quan về ở ẩn để giữ gìn tấm lòng trong sạch của mình
–    Sự nghiệp của nhà thơ được chia ra làm hai mảng chính:
•    Thơ trữ tình với những bài thơ nói về những người nông dân, nói về nông thôn: chùm thơ thu
•    Thơ trào phúng: tiến sĩ giấy…
->    Các bài thơ của ông được viết vào trong những tập thơ nổi tiếng như Quế Sơn thi tập, Yến Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập
2.    Tác phẩm
a.    Hoàn cảnh sáng tác: Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi mùa thu trải rộng trên bầu trời vùng quê nông thôn thanh bình yên tĩnh. Nhà thơ về quê ở ẩn vui những thú vui tuổi già đó là đi câu cá, cảnh tượng mùa thu diễn ra lặng lẽ êm đềm cộng hưởng với tâm trạng buồn bế tắc của nhà thơ lo lắng cho số phận người nông dân đã bật lên tứ thơ thu điếu
b.    Vị trí: là một trong ba bài thơ trong chùm thơ thu
c.    Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
d.    Bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết

II.    Phân tích
1.    Hai câu đề: cảnh mùa thu trên ao làng

–    “lạnh lẽo” gợi lên sự cô đơn, lạc lõng, không khí như mang một màu lạnh nhạt chứ không ấm áp
–    “trong veo” -> sự trong trẻo mà mùa thu mang lại cho thiên nhiên mà cụ thể là dòng nước
–    Mùa thu về mang cái hơi gió se lạnh khiến cho cái ao làng mà nhà thơ đang ngồi tận hưởng những phút giây thư giãn bên chiếc cần câu cá trở nên lạnh lẽo và cô đơn,
–    Một chiếc thuyền -> càng nhấn mạng vào sự cô đơn của tác giả
–    “bé tẻo teo” -> một từ bé thôi đã thấy cô đơn nhỏ bé lắm rồi vậy mà bé tẻo teo lại càng nhấn mạnh vào cái bé ấy, phải chăng trước sự bao là rộng lớn thanh cao của đất trời mùa thu nhà thơ càng thấy mình nhỏ bé
->    Hai câu đề nêu lên những đặc trưng cơ bản của mùa thu, đó là dòng nước trong veo là cái hơi gió se lạnh. Thế nhưng tồn tại theo những thứ tự nhiên ấy lại là hình ảnh nhỏ bé đơn côi của chiếc thuyền câu. Phải chăng nhà thơ đang cảm thấy nhỏ bé trước dòng đời này. Mùa thu êm ả tuy buồn nhưng cái hơi se lạnh của nó không khiến người ta thấy lạnh lẽo. Nó chỉ lạnh lẽo khi tâm trạng của con người lạnh lẽo buồn thiu mà thôi

soan bbai thu dieu nguyen khuyen

2.    Hai câu thực: những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu

–    “sóng biếc” gợi lên màu sắc tươi đẹp mà mùa thu mang lại, ngoài cái trong veo ấy có cái xanh biếc
–    “ hơi gợn tí” -> chuyển động chậm dần đều, nhẹ nhàng đến mức nếu như không để ý thì không thể nhận ra chuyển động ấy
–    Mùa thu là mùa lá rụng, những chiếc lá vàng cũng phải tuân theo quy luật của tạo hóa và rơi rụng
–    Nhưng cái chuyển động rụng của nó cũng rất nhẹ nhàng, chuyển động nhẹ qua chữ “khẽ” nhưng lại mang ẩn ý nghệ thuật qua chữ “vèo”. Nhắc đến chứ vèo ai cũng nghĩ là một chuyển động rất nhanh nhưng ở đây thi không. Nhà thơ thấy chiếc lá vàng khẽ vèo rơi xuống nhẹ nhàng chậm dãi lượn vèo vài vòng trên không rồi rơi xuống mặt đất
->    Hai câu thơ giúp ta cảm nhận được những chuyển động êm ái nhẹ nhàng của mùa thu. Bức tranh thiên nhiên ấy đẹp có màu xanh màu vàng, có chuyển động nhẹ nhàng nhưng lại quá vắng lặng khiến cho bức tranh mang một nỗi buồn mang mác. Nó là không gian dùng để suy tư

3.    Hai câu luận: bầu trời thu và không gian làng quê

–    Thu đến mang bầu trời lên cao hơn, những tầng mây như đang lơ lửng trên bầu trời nhẹ nhàng và chậm rãi
–    “xanh ngắt” thể hiện sự trong xanh của mùa thu
–    “ngõ trúc quanh co” gợi lên hình ảnh mộc mạc của làng quê Việt Nam
–    “vắng teo” -> không có một ai đi trên con đường quanh co đó cả
->   Bầu trời thu trong xanh tuyệt đẹp nhưng ngõ trúc quanh co kia lại không một bóng người, thể hiện sự vắng vẻ đến buồn lòng

4.    Hai câu kết: tâm trạng của nhà thơ khi câu cá

–    “tựa gối” -> đây không hẳn là một tư thế của người câu cá mà là đang suy tư về cuộc đời, nhân vật trữ tình nói câu cá chỉ là cái cớ còn tâm trí của nhà thơ đã dành cho những mối lo toan về cuộc đời
–    Chính vì thế nên buông cần mãi chả được con cá nào
–    Những con cá đớp động dưới chân bèo
->   Nhà thơ tuy về ở ẩn nhưng vẫn còn lo cho vận mệnh của đất nước của nhân dân. Chính vì thế câu cá đấy nhưng mà không tập trung vào việc mình đang làm

III.    Tổng kết

–    Nguyễn Khuyến đã mang lại cho chúng ta một bức tranh thơ vô cùng đẹp. Thiên nhiên hiện lên thật sinh động và đặc trưng cho mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ tuy nhiên nó lại mang một nét buồn man mác. Nhà thơ dù về ở ẩn nhưng vẫn lo cho vận mệnh của đất nước và nhân dân

0