05/02/2018, 10:39

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc lớp 12 ngắn gọn - Trần Đình Hượu

Hướng dẫn các bạn soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản Tác giả Trần Đình Hượu Trần Đình Hượu là người chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại. Văn bản nhìn về vốn văn hóa dân ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản Tác giả Trần Đình Hượu Trần Đình Hượu là người chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại. Văn bản nhìn về vốn văn hóa dân tộc được trích từ phần II, bài về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống. Câu 1: tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần? Trả lời: Đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để phát huy tiếp tục những giá trị dó trong thời kì hiện đại. Khi bàn về đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam, tác giả rất khách quan, tỉnh táo trong việc phân tích, làm rõ những đặc điểm ấy. nhưng mặt khác, tác giả lại bày tỏ niềm yêu mến về những vốn văn hóa dân tộc mình. Câu 2: tác giả xem đặc điểm nổi bật nhất trong các sang tạo văn hóa của Việt Nam là gì? Theo anh chị đặc điểm nói lên thế mạnh bào của văn hóa truyền thống? tìm một số ví dụ cụ thể trong đời sống văn hóa thực tiễn: tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt mang tính truyền thống con người Việt để làm rõ luận điểm này. Trả lời: Dặc điểm của văn hóa Việt Nam: “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.” Co thể dẫn chứng trong đời sống các công trình kiến trúc: chùa Một Cột, các lăng tẩm thời Nguyễn,…. Dẫn chứng trong văn học như ca dao, tục ngữ,… Câu 3: những đặc điểm nào có thể xem là một số nét hạn chế của vốn văn hóa truyền thống? Trả lời: Chúng ta không có ngành khoa học, kĩ thuật nào phát triển thành truyền thống. chưa ngành văn hóa nào phát triển thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa. Câu 4: những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống của Việt Nam? Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc dân tộc? tìm một số ví dụ cụ thể trong văn học để làm sang tỏ luận điểm này. Trả lời: Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống của Việt Nam là: Phật giáo, nho giáo, Đạo giáo. Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này trên cơ sở có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó để tạo nên bản sắc dân tộc. Câu 5: nhận định “ Tinh thần chung của văn hóa việt nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên tích cực hay hạn chế của văn hóa việt nam? Trả lời: Kết luận đã đánh giá khách quan tinh thần chung của nền văn hóa dân tộc. Đó không phải là sự sang tạo, tìm tòi khai phá nhưng nó khẳng định được sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển của con người Việt Nam trong thu thập và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. chính tinh thần chung đó đã tạo nên một nét độc đáo riêng biệt cho văn hóa Việt Nam. Xem thêm: Soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt lớp 12 ngắn gọn - Lưu Quang Vũ

Hướng dẫn các bạn soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản

Tác giả Trần Đình Hượu


Trần Đình Hượu là người chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại. Văn bản nhìn về vốn văn hóa dân tộc được trích từ phần II, bài về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống.

Câu 1: tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?
Trả lời:
Đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để phát huy tiếp tục những giá trị dó trong thời kì hiện đại.
Khi bàn về đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam, tác giả rất khách quan, tỉnh táo trong việc phân tích, làm rõ những đặc điểm ấy. nhưng mặt khác, tác giả lại bày tỏ niềm yêu mến về những vốn văn hóa dân tộc mình.

Câu 2: tác giả xem đặc điểm nổi bật nhất trong các sang tạo văn hóa của Việt Nam là gì? Theo anh chị đặc điểm nói lên thế mạnh bào của văn hóa truyền thống? tìm một số ví dụ cụ thể trong đời sống văn hóa thực tiễn: tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt mang tính truyền thống con người Việt để làm rõ luận điểm này.
Trả lời:
Dặc điểm của văn hóa Việt Nam: “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.”
Co thể dẫn chứng trong đời sống các công trình kiến trúc: chùa Một Cột, các lăng tẩm thời Nguyễn,…. Dẫn chứng trong văn học như ca dao, tục ngữ,…

Câu 3: những đặc điểm nào có thể xem là một số nét hạn chế của vốn văn hóa truyền thống?
Trả lời:
Chúng ta không có ngành khoa học, kĩ thuật nào phát triển thành truyền thống. chưa ngành văn hóa nào phát triển thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.

Câu 4: những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống của Việt Nam? Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc dân tộc? tìm một số ví dụ cụ thể trong văn học để làm sang tỏ luận điểm này.
Trả lời:
Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống của Việt Nam là: Phật giáo, nho giáo, Đạo giáo. Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này trên cơ sở có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó để tạo nên bản sắc dân tộc.

Câu 5: nhận định “ Tinh thần chung của văn hóa việt nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên tích cực hay hạn chế của văn hóa việt nam?
Trả lời:
Kết luận đã đánh giá khách quan tinh thần chung của nền văn hóa dân tộc. Đó không phải là sự sang tạo, tìm tòi khai phá nhưng nó khẳng định được sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển của con người Việt Nam trong thu thập và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. chính tinh thần chung đó đã tạo nên một nét độc đáo riêng biệt cho văn hóa Việt Nam.

Xem thêm:
0