05/02/2018, 11:19

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn trong chương trình Ngữ văn 9 Lục Vân Tiên gặp nạn khi bị người bạn của mình hãm hại. Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Và ở bài học này, chúng ta tiếp tục học đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Đoạn trích đã cho ...

Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn trong chương trình Ngữ văn 9 Lục Vân Tiên gặp nạn khi bị người bạn của mình hãm hại. Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Và ở bài học này, chúng ta tiếp tục học đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Đoạn trích đã cho thấy được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác. Trong đoạn trích này là lúc mà Lục Vân Tiên bị mù, gặp nạn nhưng lại bị người bạn của mình là Trịnh Hâm hãm hại. Tuy nhiên ở đời, làm việc thiện thì sẽ được nhận ơn nghĩa, vì vậy Lục Vân Tiên đã được ông Ngư cứu sống và tiếp tục hành trình của mình. Bài viết ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất. Câu1: Trả lời: Kết cấu của truyện Lục Vân Tiên giống các loại truyện truyền thống xưa khi nhân vật chính là người hiền lành, tài giỏi nhưng lại bị sóng gió cuộc đời. Sau đó được phù hộ và cứu giúp, kết quả có hậu. Loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa thể hiện sự khát vọng, tinh thần và kết quả là ở hiền gặp lành. Câu 2: Trả lời: Qua hành động hại bạn mình là Lục Vân Tiên, ta có thể thấy tâm địa độc ác của Trịnh Hâm: Lục Vân Tiên bị mù, không còn tiền, gặp nạn mà Trịnh Hâm không những không giúp bạn mình mà còn có ý đồ xấu xa. Hắn đã cố ý, lừa và xô Lục Vân Tiên xuống sông, sau đó còn giả bộ khóc, xót thương. => Trịnh Hâm giả nhân giả nghĩa, tâm địa độc ác, xấu xa, đê hèn, không đáng mặt đại trượng phu. Qua đoạn thơ tự sự này, chúng ta thấy được giá trị nghệ thuật qua cách sắp xếp rất hợp lý của Nguyễn Đình Chiểu. Ông đã diễn tả toàn bộ diễn biến câu chuyện bằng những câu thơ mộc mạc, giản dị, nhanh gọn và đủ để cho chúng ta thấy được con người xấu xa của Trịnh Hâm. Câu 3: Trả lời: Đối lập với cái ác, thì trong đoạn trích cái thiện được thể hiện qua hình ảnh của ông Ngư:Ông đã cứu sống Lục Vân Tiên và còn tận tình chăm sóc cho Vân Tiên. Ông không ngại tốn kém mà sẵn lòng giúp đỡ. Có thể thấy được tình cảm, tình thương yêu con người qua nhân vật ông Ngư dành cho Lục Vân Tiên => tốt bụng, lương thiện, hiền lành. Cứu Lục Vân Tiên, nhưng ông Ngư không nề hà, không cần phải trả ơn, mà hết lòng cứu giúp người bị nạn => không màng vật chất. Ngoài ra ông Ngư cũng rất ghét những kẻ ở đời có thói đen bạc, tráo trở. => Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Đình Chiểu đã bộc lộ tình cảm đối với nhân dân lao động: Ông có niềm tin vào cái thiện, ở hiền gặp lành, còn ở ác sẽ gặp báo oán. Bên cạnh đó, tác giả cũng làm rõ được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác. Câu 4: Trả lời: Theo em, câu thơ hay nhất trong đoạn trích trên là: Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn. => Đây là câu thơ dù mộc mạc, bình dị nhưng nó lại cho thấy phẩm chất quý giá của con người. Không màng danh lợi mà sẵn sàng cứu giúp những người bị nạn. Hơn nữa, trong truyện nhân vật là ông Ngư, một người dân nghèo nhưng lại cho thấy được tấm lòng vị tha, nhân hậu và trọng nghĩa. Trên đây là bài soạn Lục Vân Tiên gặp nạn, qua đoạn trích trên phần nào cũng thể hiện được tính cách của chính tác giả. Nguyễn Đình Chiểu đứng về phe thiện và lên án những kẻ ác. Hi vọng bài soạn đã giúp các em nắm được nội dung cũng như giá trị bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn trong chương trình Ngữ văn 9


Lục Vân Tiên gặp nạn khi bị người bạn của mình hãm hại.

Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Và ở bài học này, chúng ta tiếp tục học đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Đoạn trích đã cho thấy được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác. Trong đoạn trích này là lúc mà Lục Vân Tiên bị mù, gặp nạn nhưng lại bị người bạn của mình là Trịnh Hâm hãm hại. Tuy nhiên ở đời, làm việc thiện thì sẽ được nhận ơn nghĩa, vì vậy Lục Vân Tiên đã được ông Ngư cứu sống và tiếp tục hành trình của mình. Bài viết ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất.

Câu1:
Trả lời:
Kết cấu của truyện Lục Vân Tiên giống các loại truyện truyền thống xưa khi nhân vật chính là người hiền lành, tài giỏi nhưng lại bị sóng gió cuộc đời. Sau đó được phù hộ và cứu giúp, kết quả có hậu.
Loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa thể hiện sự khát vọng, tinh thần và kết quả là ở hiền gặp lành.

Câu 2:
Trả lời:
Qua hành động hại bạn mình là Lục Vân Tiên, ta có thể thấy tâm địa độc ác của Trịnh Hâm:
Lục Vân Tiên bị mù, không còn tiền, gặp nạn mà Trịnh Hâm không những không giúp bạn mình mà còn có ý đồ xấu xa. Hắn đã cố ý, lừa và xô Lục Vân Tiên xuống sông, sau đó còn giả bộ khóc, xót thương.
=> Trịnh Hâm giả nhân giả nghĩa, tâm địa độc ác, xấu xa, đê hèn, không đáng mặt đại trượng phu.
Qua đoạn thơ tự sự này, chúng ta thấy được giá trị nghệ thuật qua cách sắp xếp rất hợp lý của Nguyễn Đình Chiểu. Ông đã diễn tả toàn bộ diễn biến câu chuyện bằng những câu thơ mộc mạc, giản dị, nhanh gọn và đủ để cho chúng ta thấy được con người xấu xa của Trịnh Hâm.

Câu 3:
Trả lời:
Đối lập với cái ác, thì trong đoạn trích cái thiện được thể hiện qua hình ảnh của ông Ngư:
  • Ông đã cứu sống Lục Vân Tiên và còn tận tình chăm sóc cho Vân Tiên. Ông không ngại tốn kém mà sẵn lòng giúp đỡ. Có thể thấy được tình cảm, tình thương yêu con người qua nhân vật ông Ngư dành cho Lục Vân Tiên => tốt bụng, lương thiện, hiền lành.
  • Cứu Lục Vân Tiên, nhưng ông Ngư không nề hà, không cần phải trả ơn, mà hết lòng cứu giúp người bị nạn => không màng vật chất.
Ngoài ra ông Ngư cũng rất ghét những kẻ ở đời có thói đen bạc, tráo trở.
=> Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Đình Chiểu đã bộc lộ tình cảm đối với nhân dân lao động: Ông có niềm tin vào cái thiện, ở hiền gặp lành, còn ở ác sẽ gặp báo oán. Bên cạnh đó, tác giả cũng làm rõ được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.

Câu 4:
Trả lời:
Theo em, câu thơ hay nhất trong đoạn trích trên là:
Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn.
=> Đây là câu thơ dù mộc mạc, bình dị nhưng nó lại cho thấy phẩm chất quý giá của con người. Không màng danh lợi mà sẵn sàng cứu giúp những người bị nạn. Hơn nữa, trong truyện nhân vật là ông Ngư, một người dân nghèo nhưng lại cho thấy được tấm lòng vị tha, nhân hậu và trọng nghĩa.

Trên đây là bài soạn Lục Vân Tiên gặp nạn, qua đoạn trích trên phần nào cũng thể hiện được tính cách của chính tác giả. Nguyễn Đình Chiểu đứng về phe thiện và lên án những kẻ ác. Hi vọng bài soạn đã giúp các em nắm được nội dung cũng như giá trị bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.

Xem thêm:
0