14/01/2018, 17:42

Soạn bài lớp 11: Tóm tắt văn bản nghị luận

Soạn bài lớp 11: Tóm tắt văn bản nghị luận Soạn bài môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ II Soạn bài: Tóm tắt văn bản nghị luận Vndoc.com giới thiệu đến bạn đọc bài soạn: Tóm tắt văn bản nghị luận. Đây là tài ...

Soạn bài lớp 11: Tóm tắt văn bản nghị luận

Soạn bài: Tóm tắt văn bản nghị luận

Vndoc.com giới thiệu đến bạn đọc bài soạn: Tóm tắt văn bản nghị luận. Đây là tài liệu hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11, giúp việc chuẩn bị bài soạn ở nhà trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Mời các bạn tham khảo.

Soạn bài lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Soạn bài lớp 11: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

 Tóm tắt văn bản nghị luận

I. Kiến thức chung

1. Tóm tắt văn bản nghị luận

  • Tóm tắt là viết, kể lại một cách ngắn gọn, khách quan những nội dung chính của văn bản. Khi tóm tắt, rút ngắn, cần giữ được những nội dung cơ bản, quan trọng của văn bản gốc.
  • Tóm tắt văn bản nghị luận là một hình thức làm văn kết hợp kĩ năng đọc – hiểu với kĩ năng diễn đạt, đáp ứng nhu cầu học tập suy nghĩ trong thực tế.

2. Mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản nghị luận

  • Mục đích
    • Giúp ta có những hiểu biết khái quát, chính xác và sâu sắc về văn bản gốc.
    • Tích lũy tư liệu và kiến thức cần thiết làm tài liệu.
    • Học tập cách tư duy và diễn đạt trong văn nghị luận.
    • Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, tiếp nhận văn bản và tóm tắt văn bản nghị luận.
  • Yêu cầu
    • Phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc; không tự ý thêm bớt.
    • Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù họp với mục đích tóm tắt.

II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận

  • Bước 1: Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề,phần mở đầu và kết thúc àlựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.
  • Bước 2: Đọc từng đoạn trong phần triển khai (thân bài) và nắm được các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ vấn đề.
  • Bước 3: Lập dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểm của văn bản được tóm tắt.
  • Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc.

III Luyện tập

Bài tập 1

a) Chủ đề nghị luận: Bàn về đặc trưng tổng thể của đất nước Indonesia.

b) Chủ đề nghị luận: Nói về tài năng của Xuân Diệu trong việc nghiên cứu , phê bình văn học.

Bài tập 2

a. Vấn đề nghị luận: Tình trạng sử dụng nguồn nước ngọt không hợp lý và tình trạng nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và ô nhiễm.

b. Mục đích nghị luận: Nhằm nhắc nhở mọi người nhân thức giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên nước èkêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

c. Các luận điểm chính

  • Luận điểm 1: Đặt vấn đề: Nước là tài sản quý báu nhưng đang bị hủy hoại và lãng phí nhiều nhất.
  • Luận điểm 2: Chứng minh và phân tích: Tài nguyên nước trong tương lai sẽ không đáp ứng đủ cho yêu cầu của đời sống con người.
  • Luận điểm 3: Chứng minh: Tình trạng khan hiếm và ô nhiễm môi trường nước trên thế giới.
  • Luận điểm 4: Lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc về việc bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm môi trường.

d. Tóm tắt văn bản nghị luận trong ba câu

  • Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị lãng phí và hủy hoại nhất chính là nước.
  • Các nhà khoa học đã chứng minh nguồn nước ngọt trên trái đất có hạn và ngày càng cạn kiệt dần.
  • Chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn và tiết kiệm nước cho chúng ta và cho mai sau
0