05/02/2018, 09:44

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Trong tiết học Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở bài trước, Vforum đã giới thiệu đến cho các em các nhân tố cơ bản trong hoạt động giao tiếp. Và ở bài học tiếp theo ngày hôm nay, chúng ta sẽ ...

Hướng dẫn soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Trong tiết học Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở bài trước, Vforum đã giới thiệu đến cho các em các nhân tố cơ bản trong hoạt động giao tiếp. Và ở bài học tiếp theo ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu tiếp về vấn đề này. Cụ thể bài học này, các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn về nhân vật giao tiếp, công cụ giao tiếp, kênh giao tiếp, nội dung giao tiếp. Bên cạnh đó các em còn được học thêm về cách xưng hô sao cho phù hơp với ngữ cảnh giao tiếp. Để tìm hiểu rõ hơn, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) thuộc chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Câu 1: Trả lời: a. Nhân vật giao tiếp trong câu thơ trên bao gồm: anh thanh niên và cô gái. b. Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm “Đêm trăng thanh”. Thời điểm này thích hợp với những cuộc trò chuyện riêng tư, trai gái hàn huyên tâm sự. c. Nhân vật anh nói về vấn đề “tre non đủ lá đa sàng”, mục đich của anh chàng này ý muốn nói với cô gái rằng hai đứa đã đủ tuổi trưởng thành và tính đến chuyện kết hôn đôi lứa. d. Cách nói của anh trong câu thơ trên là phù hợp, bởi anh muốn cùng cô gái tính đến chuyện nên duyên vợ chồng. Cách nói của anh cũng giàu hình ảnh sắc thái biểu cảm, thuyết phục người nghe. Câu 2: Trả lời: a. Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể:Cháu chào ông ạ. => Hành động chào. A Cổ hả? => Hành động đáp. Lớn tướng rồi nhỉ? => Hành động khen. Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? => Hành động hỏi. Thưa ông, có ạ. => Hành động trả lời. b. Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức câu hỏi, nhưng tất cả các câu không phải dùng để hỏi mà dùng để thực hiện những mục đích giao tiếp khác: “Bố cháu … ông không?” => Câu hỏi. “A Cổ hả?” => mặc dù hình thức là câu hỏi nhưng đây được xem như là một câu chào đáp. “Lớn tướng rồi nhỉ?” => hình thức câu hỏi nhưng hàm ý là một lời khen. c. Lời nói của các nhân vật trong truyện đã bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp rất thân thiết với nhau. Nhân vật A đã thể hiện sự tôn tính ông già bằng lời “Thưa ông ạ”, còn ông già cũng thể hiện sự yêu quý đứa cháu qua các từ “hả, nhỉ”. Câu 3: Trả lời: a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề thân phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Qua những lời thơ của Hồ Xuân Hương, chúng ta có thể thấy được người phụ nữ thời phong kiến tuy bị xem thấp hèn nhưng họ có phẩm giá, nhân cách rất tốt đẹp, cao thượng. Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã dùng những biện pháp ẩn dụ khi ví người phụ nữ như chiếc bánh trôi nước. b. Người đọc căn cứ để lĩnh hội bài thơ thông qua cuộc đời của chính tác giả Hồ Xuân Hương. Là một người có tài, nhưng cuộc đời, tình yêu của bà lại lận đận, chông chênh. Điều này thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son. Câu 4: Trả lời: Câu 5: Trả lời: a. Thư được viết do chính Bác Hồ, trên cương vị là Chủ tịch nước, viết thư gửi đến toàn thể các em học sinh trên cả nước. b. Hoàn cảnh viết thư này vào giai đoạn nước nhà vừa mới giải phóng, giành độc lập và là ngày khai giảng đầu tiên giai đoạn nước nhà độc lập. c. Trong thư viết về vấn đề:Bác chia sẻ cùng học sinh niềm vui nước nhà giành độc lập. Bác nhắc nhở toàn thể học sinh phải biết trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Cuối thư, Bác đã gửi đến lời chúc tốt đẹp đến toàn thể học sinh cả nước. d. Mục đích viết thư này đó là Bác Hồ muốn nhân ngày khai trường đầu tiên của Việt Nam độc lập, gửi đến những lời chúc tốt đẹp và nhắc nhở mỗi học sinh phải cố gắng, phấn đấu vì sự nghiệp đất nước. Trên đây là bài soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo), qua bài học này các em đã nắm thêm một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động giao tiếp, bên cạnh đó các em cũng tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố trong hoạt động giao tiếp. Hi vọng qua bài soạn trên, các em đã tiếp thu được những kiến thức trọng tâm của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxay lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn

Trong tiết học Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở bài trước, Vforum đã giới thiệu đến cho các em các nhân tố cơ bản trong hoạt động giao tiếp. Và ở bài học tiếp theo ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu tiếp về vấn đề này. Cụ thể bài học này, các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn về nhân vật giao tiếp, công cụ giao tiếp, kênh giao tiếp, nội dung giao tiếp. Bên cạnh đó các em còn được học thêm về cách xưng hô sao cho phù hơp với ngữ cảnh giao tiếp. Để tìm hiểu rõ hơn, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) thuộc chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu.

Câu 1:
Trả lời:
a. Nhân vật giao tiếp trong câu thơ trên bao gồm: anh thanh niên và cô gái.
b. Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm “Đêm trăng thanh”. Thời điểm này thích hợp với những cuộc trò chuyện riêng tư, trai gái hàn huyên tâm sự.
c. Nhân vật anh nói về vấn đề “tre non đủ lá đa sàng”, mục đich của anh chàng này ý muốn nói với cô gái rằng hai đứa đã đủ tuổi trưởng thành và tính đến chuyện kết hôn đôi lứa.
d. Cách nói của anh trong câu thơ trên là phù hợp, bởi anh muốn cùng cô gái tính đến chuyện nên duyên vợ chồng. Cách nói của anh cũng giàu hình ảnh sắc thái biểu cảm, thuyết phục người nghe.

Câu 2:
Trả lời:
a. Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể:
  • Cháu chào ông ạ. => Hành động chào.
  • A Cổ hả? => Hành động đáp.
  • Lớn tướng rồi nhỉ? => Hành động khen.
  • Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? => Hành động hỏi.
  • Thưa ông, có ạ. => Hành động trả lời.
b. Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức câu hỏi, nhưng tất cả các câu không phải dùng để hỏi mà dùng để thực hiện những mục đích giao tiếp khác:
“Bố cháu … ông không?” => Câu hỏi.
“A Cổ hả?” => mặc dù hình thức là câu hỏi nhưng đây được xem như là một câu chào đáp.
“Lớn tướng rồi nhỉ?” => hình thức câu hỏi nhưng hàm ý là một lời khen.
c. Lời nói của các nhân vật trong truyện đã bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp rất thân thiết với nhau.
Nhân vật A đã thể hiện sự tôn tính ông già bằng lời “Thưa ông ạ”, còn ông già cũng thể hiện sự yêu quý đứa cháu qua các từ “hả, nhỉ”.

Câu 3:
Trả lời:
a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề thân phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Qua những lời thơ của Hồ Xuân Hương, chúng ta có thể thấy được người phụ nữ thời phong kiến tuy bị xem thấp hèn nhưng họ có phẩm giá, nhân cách rất tốt đẹp, cao thượng.
Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã dùng những biện pháp ẩn dụ khi ví người phụ nữ như chiếc bánh trôi nước.
b. Người đọc căn cứ để lĩnh hội bài thơ thông qua cuộc đời của chính tác giả Hồ Xuân Hương. Là một người có tài, nhưng cuộc đời, tình yêu của bà lại lận đận, chông chênh. Điều này thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son.

Câu 4:
Trả lời:

Câu 5:
Trả lời:
a. Thư được viết do chính Bác Hồ, trên cương vị là Chủ tịch nước, viết thư gửi đến toàn thể các em học sinh trên cả nước.
b. Hoàn cảnh viết thư này vào giai đoạn nước nhà vừa mới giải phóng, giành độc lập và là ngày khai giảng đầu tiên giai đoạn nước nhà độc lập.
c. Trong thư viết về vấn đề:
  • Bác chia sẻ cùng học sinh niềm vui nước nhà giành độc lập.
  • Bác nhắc nhở toàn thể học sinh phải biết trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi cá nhân.
  • Cuối thư, Bác đã gửi đến lời chúc tốt đẹp đến toàn thể học sinh cả nước.
d. Mục đích viết thư này đó là Bác Hồ muốn nhân ngày khai trường đầu tiên của Việt Nam độc lập, gửi đến những lời chúc tốt đẹp và nhắc nhở mỗi học sinh phải cố gắng, phấn đấu vì sự nghiệp đất nước.

Trên đây là bài soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo), qua bài học này các em đã nắm thêm một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động giao tiếp, bên cạnh đó các em cũng tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố trong hoạt động giao tiếp. Hi vọng qua bài soạn trên, các em đã tiếp thu được những kiến thức trọng tâm của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.

Xem thêm:
0