05/02/2018, 09:44

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Trong xã hội, giao tiếp là hoạt động chủ yếu, cơ bản và thuận tiện nhất trong việc trao đổi thông tin. Có hai hình thức giao tiếp cơ bản nhất mà chúng ta hay gặp là: dạng chữ và dạng nói. Việc sử dụng giao ...

Hướng dẫn soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Trong xã hội, giao tiếp là hoạt động chủ yếu, cơ bản và thuận tiện nhất trong việc trao đổi thông tin. Có hai hình thức giao tiếp cơ bản nhất mà chúng ta hay gặp là: dạng chữ và dạng nói. Việc sử dụng giao tiếp sẽ giúp cho người nói không chỉ trao đổi thông tin mà còn có thể bộc lộ cảm xúc, tình cảm, quan hệ, … Trong hoạt động giao tiếp sẽ gồm 2 quá trình: tạo lập văn bản và tiếp nhận văn bản. Những nhân tố chủ yếu trong hoạt động giao tiếp gồm: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung và mục đích. Để tìm hiểu rõ hơn, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Trả lời: a. Hoạt động giao tiếp trong văn bản “Hội nghị Diên Hồng” gồm các nhân vật giao tiếp: vua, các bô lão. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra giữa hai bên có vị thế trong xã hội khác nhau. Một bên là vua, bề trên, người có trách nhiệm đưa đất nước đi lên, đại diện cho tầng lớp lãnh đạo. Còn các vị bô lão là bề dưới, những người đại diện cho tầng lớp nhân dân. Chúng ta dễ dàng xác định được mối quan hệ này bởi thông qua các ngôn từ trong giao tiếp của những vị bô lão xưng hô với vua: bệ hạ, xin, thưa. b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai nghe một cách liên tục. Trong văn học, sự thay đổi này được gọi là nguyên tắc luân phiên lượt lời, cụ thể trong văn bản “Hội nghị Diên Hồng”, nhà vua và các vị bô lão đã liên tục đổi vai người nghe và người nói cho nhau. c. Hoạt động giao tiếp trên, diễn ra trong hoàn cảnh:Địa điểm: điện Diên Hồng. Thời gian: Gắn liền với sự kiện có thật trong lịch sử, lúc này là thời kì phong kiến, vua nhà Trần và các vị bô lão đang bàn họp lại cách đối phó chống giặc ngoại xâm đang lâm le, đe dọa. d. Nội dung của hoạt động giao tiếp trên nói về cuộc họp bàn bàn giữa vua nhà Trần và các vị bô lão đề ra cách đối phó chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Và kết quả cuộc họp, các bô lão đều nhất trí và đồng thanh “đánh” chống kẻ thù. e. Mục đích của hoạt động giao tiếp trên đó là tìm ra một phương án, sách lược phù hợp và nhận được sự thống nhất của vua và nhân dân cả nước, đồng lòng chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Câu 2: Trả lời: a. Thông qua văn bản trên, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật: Người viết: tác giả, người có sự hiểu biết rộng về văn học, có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Người đọc: học sinh, những người còn nhỏ và cần được dạy dỗ nhiều, trình độ hiểu biết còn thấp. b. Hoạt động giao tiếp đó được tiến hành thông qua có kế hoạch có tổ chức của nhà trường. c. Nội dung giao tiếp thông qua văn bản đó thuộc lĩnh vực văn học. Nói về đề tài “Tổng quan văn học Việt Nam”, bao gồn những nội dung cơ bản: Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam; Quá trình phát triển của văn học Việt Nam Con người Việt Nam qua văn học. d. Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản đó nhằm mục đích: Tác giả muốn trình bày, liệt kê tổng quát những vấn đề của văn học Việt Nam. Còn người đọc cần phải nắm bắt, lĩnh hội được những kiến thức cơ bản mà tác giả đã gửi đến. Từ đó có thể hình thành được những kỹ năng, nhận thức về văn học. e. Đặc điểm nổi bật của phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản: Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành trong văn học, bên cạnh đó lối viết văn rõ ràng, rành mạch và có logic, khoa học giúp cho những luận điểm, luận cứ được đưa ra đều thuyết phục, dễ hiểu cho người đọc. Trên đây là bài soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 10, qua bài học này các em có thể nắm được trong văn bản, cần xác định được các nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. Sau đó cần phải phân tích, tìm hiểu được nội dung của văn bản đó nói về đề tài, thuộc lĩnh vực gì. Và cuối cùng đó là xác định mục đích mà văn bản đó muốn truyền đạt. Hi vọng qua bài soạn này các em đã nắm được kiến thức trọng tâm bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn

Trong xã hội, giao tiếp là hoạt động chủ yếu, cơ bản và thuận tiện nhất trong việc trao đổi thông tin. Có hai hình thức giao tiếp cơ bản nhất mà chúng ta hay gặp là: dạng chữ và dạng nói. Việc sử dụng giao tiếp sẽ giúp cho người nói không chỉ trao đổi thông tin mà còn có thể bộc lộ cảm xúc, tình cảm, quan hệ, … Trong hoạt động giao tiếp sẽ gồm 2 quá trình: tạo lập văn bản và tiếp nhận văn bản. Những nhân tố chủ yếu trong hoạt động giao tiếp gồm: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung và mục đích. Để tìm hiểu rõ hơn, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1:
Trả lời:
a. Hoạt động giao tiếp trong văn bản “Hội nghị Diên Hồng” gồm các nhân vật giao tiếp: vua, các bô lão.
Hoạt động giao tiếp trên diễn ra giữa hai bên có vị thế trong xã hội khác nhau. Một bên là vua, bề trên, người có trách nhiệm đưa đất nước đi lên, đại diện cho tầng lớp lãnh đạo. Còn các vị bô lão là bề dưới, những người đại diện cho tầng lớp nhân dân. Chúng ta dễ dàng xác định được mối quan hệ này bởi thông qua các ngôn từ trong giao tiếp của những vị bô lão xưng hô với vua: bệ hạ, xin, thưa.
b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai nghe một cách liên tục. Trong văn học, sự thay đổi này được gọi là nguyên tắc luân phiên lượt lời, cụ thể trong văn bản “Hội nghị Diên Hồng”, nhà vua và các vị bô lão đã liên tục đổi vai người nghe và người nói cho nhau.
c. Hoạt động giao tiếp trên, diễn ra trong hoàn cảnh:
  • Địa điểm: điện Diên Hồng.
  • Thời gian: Gắn liền với sự kiện có thật trong lịch sử, lúc này là thời kì phong kiến, vua nhà Trần và các vị bô lão đang bàn họp lại cách đối phó chống giặc ngoại xâm đang lâm le, đe dọa.
d. Nội dung của hoạt động giao tiếp trên nói về cuộc họp bàn bàn giữa vua nhà Trần và các vị bô lão đề ra cách đối phó chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Và kết quả cuộc họp, các bô lão đều nhất trí và đồng thanh “đánh” chống kẻ thù.
e. Mục đích của hoạt động giao tiếp trên đó là tìm ra một phương án, sách lược phù hợp và nhận được sự thống nhất của vua và nhân dân cả nước, đồng lòng chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông.

Câu 2:
Trả lời:
a. Thông qua văn bản trên, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật:
Người viết: tác giả, người có sự hiểu biết rộng về văn học, có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy.
Người đọc: học sinh, những người còn nhỏ và cần được dạy dỗ nhiều, trình độ hiểu biết còn thấp.
b. Hoạt động giao tiếp đó được tiến hành thông qua có kế hoạch có tổ chức của nhà trường.
c. Nội dung giao tiếp thông qua văn bản đó thuộc lĩnh vực văn học.
Nói về đề tài “Tổng quan văn học Việt Nam”, bao gồn những nội dung cơ bản:
  • Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam;
  • Quá trình phát triển của văn học Việt Nam
  • Con người Việt Nam qua văn học.
d. Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản đó nhằm mục đích:
Tác giả muốn trình bày, liệt kê tổng quát những vấn đề của văn học Việt Nam.
Còn người đọc cần phải nắm bắt, lĩnh hội được những kiến thức cơ bản mà tác giả đã gửi đến. Từ đó có thể hình thành được những kỹ năng, nhận thức về văn học.
e. Đặc điểm nổi bật của phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản:
Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành trong văn học, bên cạnh đó lối viết văn rõ ràng, rành mạch và có logic, khoa học giúp cho những luận điểm, luận cứ được đưa ra đều thuyết phục, dễ hiểu cho người đọc.

Trên đây là bài soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 10, qua bài học này các em có thể nắm được trong văn bản, cần xác định được các nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. Sau đó cần phải phân tích, tìm hiểu được nội dung của văn bản đó nói về đề tài, thuộc lĩnh vực gì. Và cuối cùng đó là xác định mục đích mà văn bản đó muốn truyền đạt. Hi vọng qua bài soạn này các em đã nắm được kiến thức trọng tâm bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.

Xem thêm:
0