28/05/2017, 20:28

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Bài 1: a. + Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa vưa Trần và các bô lão. + Hai bên có địa vị xã hội khác nhau. Vua Trần là bề trên, người đứng đầu một nước, cách xưng hô có sự tỉnh lược ...

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Bài 1: a. + Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa vưa Trần và các bô lão. + Hai bên có địa vị xã hội khác nhau. Vua Trần là bề trên, người đứng đầu một nước, cách xưng hô có sự tỉnh lược phần chủ ngữ; Các bô lão lại là đại diện tiêu biểu của quần chúng nhân dân nên cách xưng hô với vua Trần có sự tôn kính, trang trọng nhất định. b. ...

I.    Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Bài 1:

a.    
+ Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa vưa Trần và các bô lão.
+ Hai bên có địa vị xã hội khác nhau. Vua Trần là bề trên, người đứng đầu một nước, cách xưng hô có sự tỉnh lược phần chủ ngữ;  Các bô lão lại là đại diện tiêu biểu của quần chúng nhân dân nên cách xưng hô với vua Trần có sự tôn kính, trang trọng nhất định.


b.    Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp ( Vua Trần và các bô lão) có sự  luân phiên đổi vai cho nhau.


c.    Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh: Khi đất nước ta đang đứng trước móng ngựa xâm lược của quân Nguyên Mông, tình thế vô cùng cấp bách nên vua Trần Nhân Tông đã chủ trì hội nghị Diên Hồng, cùng các bô lão bàn bạc về kế hoạch đánh giặc, về quyết định nên hòa hay nên đánh.

 

d.    Nội dung của cuộc giao tiếp là bàn bạc, thảo luận về tình hình nguy cấp trước mắt, đó là việc đối phó với quân Nguyên Mông xâm lược. Nhà vua vừa thông báo tình hình đất nước và hỏi ý kiến cá bô lão về cách đối phó với quân xâm lược.

 

e.    Mục đích của cuộc giao tiếp là thảo luận về các kế sách đối phó với quân Nguyên Mông. Cuôc giao tiếp đạt được mục đích, vì cuối cùng các bô lão đều đồng lòng nhất trí kế hoạch chọn đánh.

soan bai hoat dong giao tiep bang ngon ngu

 

Bài 2:
Thông qua bài học “Tổng quan văn học Việt Nam”:
a.    Hoạt động giao tiếp của bài học là hoạt động giao tiếp giữa tác giả của cuốn sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 và học sinh cũng nư người đọc. Trong đó:
+ Người viết sách là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về đời sống cũng như lịch sử văn học. Qua đó có thể khái quát được những đặc trưng tiêu biểu nhất của tiến trình văn học Việt Nam để người học có thể dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội.

+ Học sinh là những người trẻ tuổi ,đang trong quá trình học tập, tích lũy những kinh nghiệm.

 

b.    Hoạt động giao tiếp được tiến hành có tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch cụ thể. Nó được diễn ra trong bối cảnh chung của nền giáo dục quốc dân, trong tình hình đổi mới của đất nước.


c.    Nội dung giao tiếp thông qua văn bản đó thuộc lĩnh vực văn học. Về đề tài “Tổng quan văn học Việt Nam”. Bao gồm các nội dung:
+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
+ Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
+ Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam

d.    Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản nhằm mục đích:
_ Cung cấp một cái nhìn tổng quan về lịch sử văn học thông qua các giai đoạn phát triển.
_ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và cần thiết, hỗ trợ học sinh trong việc học tập và nghiên cứu về môn ngữ văn.


e.    Phương tiện ngôn ngữ: tác giả sử dụng nhiều thuật ngữ của lĩnh vực văn học. Các câu văn phức tạp, nhiều thành phần, bố cục chặt chẽ, mạch lạc.

 

0