02/06/2017, 13:22

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng lớp 11

Soan bai Hanh phuc cua mot tang gia – Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng lớp 11. 1. Tác giả. – Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn lên tại một gia đình nghèo ở Hà Nội. Ông là một người rất tài hoa và phải bươn trải kiếm tiền bằng nhiều nghề, sau khi tốt nghiệp tiểu học ông ...

Soan bai Hanh phuc cua mot tang gia – Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng lớp 11. 1. Tác giả. – Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn lên tại một gia đình nghèo ở Hà Nội. Ông là một người rất tài hoa và phải bươn trải kiếm tiền bằng nhiều nghề, sau khi tốt nghiệp tiểu học ông đã phải đi kiếm tiền. – Ông luôn phải chật vật lo cho cuộc sống của mình, sau đó ông chuyển sang nghề viết văn và viết báo, ông là một người chuyên viết văn chuyên ...

– .

1. Tác giả.

– Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn lên tại một gia đình nghèo ở Hà Nội. Ông là một người rất tài hoa và phải bươn trải kiếm tiền bằng nhiều nghề, sau khi tốt nghiệp tiểu học ông đã phải đi kiếm tiền.
– Ông luôn phải chật vật lo cho cuộc sống của mình, sau đó ông chuyển sang nghề viết văn và viết báo, ông là một người chuyên viết văn chuyên nghiệp.
– Phải bươn trải lo cho cuộc sống của mình nên ông bị mắc bệnh lao và mất tại Hà Nội.

2. Tác phẩm.

– Hạnh phúc của một tang gia là một tác phẩm ông viết lên nhằm tố cao những bản chất lố lăng của xã hội thượng lưu cũ.
– Nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong truyện một cách đặc sắc và vô cùng xuất trúng.

3. Bố cục:

– Tác phẩm chia làm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến gây ra cho tuyết vậy.
Phần 2: Tiếp đếngõ mõ vậy.
Phần 3: Còn lại.


4. Tìm hiểu tác phẩm:
4.1. Tình huống trào phúng trong truyện của Vũ Trọng Phụng là:

Ngay từ nhân đề của bài đã thể hiện rõ những điều mâu thuẫn nghịch lý xuất hiện trong nó, hạnh phúc của một tang gia.
Đáng nhẽ tang gia thì phải buồn những đây lại hạnh phúc, nghệ thuật trào phúng xuất hiện trong bài rất lớn nó nhằm phê phán những thói đồi bại, nhố nhăng của những loại người không có văn hóa, coi những hành động này là hay nhưng nó lại phản ảnh một thành phần người thối nát.
Trong ngay nhân đề của tác phẩm nó đã nêu lên một nghịch cảnh của những cuộc chơi lố lăng diễn ra trong đám tang ai cũng mang một dáng vẻ cạch cỡm, đám tang đang ra phải đau buồn, tiếc thương, nhưng đây đám tang lại được tổ chức như một lễ hội, những hình ảnh đó hiện ra thật khiến người khác cảm thấy khó chịu khi phải chứng kiến một đám tang như vậy.
Trong bài đã nêu lên rất nhiều những mâu thuẫn trái chiều: cụ cố tổ mất đi đối với con cháu này lại là một niềm sung sướng vì chúng sẽ được hưởng gia tài, những đứa con, cháu bất hiếu cần phải lên án sâu sắc nó thể hiện một lối sinh hoạt và cách cư xử không có đạo đức và văn hóa.
Những nghi thức được tổ chức trong đám tang thể hiện một sự khác biệt, đây là những trò làm cho con người ta cảm thấy xấu hổ cho một thế hệ con cháu thối nát, không biết suy nghĩ, chúng hành động như những kẻ vô học.

2. Cái chết của cụ tố là niềm hạnh phúc của con cháu bởi đây là niềm mong đợi của chúng đã từ lâu khi cụ tổ chết đi chúng sẽ nhân được một số tiền lớn, mỗi thành viên trong gia đình cụ cố tổ chỉ là những kẻ tham lam độc ác chúng coi tiền bạc là tất cả rồi làm những trò đáng xấu hổ.

Mỗi người trong gia đình lại có những niềm hạnh phúc khác nhau: Bà văn minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen.., cô tuyết mặc những bộ y phục thơ ngây… mỗi người đều có những niềm hạnh phúc riêng, nhưng bọn chúng chỉ hành động như những kẻ bất hiếu.
Những người đến dự tang thì như là cụ cố chết đi để có một buổi họp mặt và khoe đủ thứ trang phục hoặc phê bình đủ kiểu đây là những kiểu xa dời với xã hội lúc bấy giờ.
Qua đây phê phán những kẻ lố lăng đồi bại và có những hành động không có nhân tính và toàn những kẻ bất hiếu.
Chúng coi đám ma của cụ cố là một buổi dự hội để chúng có thể mặc những bộ trang phục rực rỡ tỏ ra ngây thơ… những hành động đó thật là cạch cỡm.
Những kẻ chỉ biết đến tiền bạc, Xuân Tóc Đỏ là thủ phạm chính gây ra cái chết cho cụ cố, hắn là một kẻ xấu xa, chúng hành động như những kẻ không có một chút văn minh nào, khi cái chết của cụ cố diễn ra Xuân Tóc đỏ còn tỏ ra hãnh diện vì chính mình đã đem lại hạnh phúc cho mọi người.
Những hành động đó góp phần vào những trò lố lăng của những bọn bất hiếu này, chúng làm cho một đám tang thành một đám lễ hội để cho chúng thỏa sức chơi đùa và làm những điều mà mình thích.
Hành động đó chỉ làm cho chúng ta thấy bọn chúng thật xấu xa và toàn là những kẻ bất hiếu.
– Những hành động của những kẻ bất hiếu đó thể hiện sự lố bịch trong sự điều kiện và khả năng của họ. Vợ chồng văn minh thì hạnh phúc vì gia tài của mình không chỉ còn là trên lý thuyết, nó đã được thực hiện nhờ sau khi cái chết của cụ cố diễn ra.
Ở đây mỗi người mang một vẻ không ai giống ai, nó làm cho mâu thuẫn của truyện ngày càng phong phú, những hình ảnh đó thể hiện những hành động cạch cỡm và cả những thói hư tật xấu của họ.

3. Cảnh đưa tang.

Trong cái không khí đó mọi người đang diễn theo những thói lố bịch nó làm cho con người đau đớn khi nhìn thấy cảnh tượng đó, một đám ma nhưng lại diễn ra theo một phong cách kiểu nhố nhăng.
Khung cảnh thì diễn ra nhộn nhịp, có tất cả các thành phần tham gia cả trai và gái, họ chim chuột với nhau, một đám ma của cụ tố trở thành một ngày hội tưng bừng với đầy đủ những hình ảnh cạch cỡm.
Đám ma gương mẫu đây là lời nhận xét của tác giả bởi một đám ma được diễn ra theo một trình tự nó được sắp xếp hợp tình hợp lý, thu hút những điều quan tâm của mọi người.
Trong những điều đó cái mà tác giả quan tâm ở đây đó là cái đám ma gương mẫu ấy được người nhà của cụ cố diễn theo một cách chuyên nghiệp đây là những hành động làm cho học mất đi bản chất của một con người có nhân đức.
Kèn trống nhộn nhịp, huyên náo, con người thì cười đùa mỗi người làm theo một kiểu, thật nhố nhăng và làm cho người khác thấy khó chịu về hành động xấu xa đấy.


4. Thái độ của nhà văn về xã hội.

– Một xã hội suy tàn với những chế độ thối nát, tác giả đã miêu tả đầy đủ những hình ảnh đó để thể hiện những hình ảnh chi tiết trong đoạn văn, hình ảnh này biểu tượng cho một điều đó là đồng tiền làm mờ mắt con người họ chỉ biết đến tiền mà không biết đến tình người.


5. Nghệ thuật trào phúng.

– Tố cáo một chế độ tàn ác đã làm cho một xã hội trở nên mất một trật tự, qua đây tác giả nhằm tố cáo tội ác của bọn không có văn hóa, có lối sống nhố nhăng.

0