02/06/2017, 11:45

Soạn bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ngữ văn 12

Soan bai dat nuoc cua Nguyen Khoa Diem – Đề bài: Anh chị hãy Soạn bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ngữ văn 12. Bài soạn văn của một học sinh lớp 12 tại Đà Nẵng. 1. Tác giả. Nguyễn Khoa điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, ông sinh ra và lớn lên tại một gia đình có truyền thống giàu lòng ...

Soan bai dat nuoc cua Nguyen Khoa Diem – Đề bài: Anh chị hãy Soạn bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ngữ văn 12. Bài soạn văn của một học sinh lớp 12 tại Đà Nẵng. 1. Tác giả. Nguyễn Khoa điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, ông sinh ra và lớn lên tại một gia đình có truyền thống giàu lòng yêu nước chống giắc ngoại xâm. 2. Tác phẩm – Do ông có một tấm lòng yêu nước nồng nàn vì vậy ông đã sáng tác nên bài thơ đất nước, với giọng văn đầy chất suy tư, và mang ...

– Đề bài: Anh chị hãy . Bài soạn văn của một học sinh lớp 12 tại Đà Nẵng.

1. Tác giả.

Nguyễn Khoa điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, ông sinh ra và lớn lên tại một gia đình có truyền thống giàu lòng yêu nước chống giắc ngoại xâm.

2. Tác phẩm

– Do ông có một tấm lòng yêu nước nồng nàn vì vậy ông đã sáng tác nên bài thơ đất nước, với giọng văn đầy chất suy tư, và mang giọng trữ tình sâu sắc.

3. Bố cục

Chia văn bản thành 2 phần:

Phần 1: gồm 42 câu thơ đầu: đoạn này nói về vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện nghệ thuật.

Phần 2: 47 câu thơ cuối: tư tưởng của nhân dân, đất nước là của nhân dân.

4. Đất nước được tác giả cảm nhận trên nhiều phương diện.

Đất nước được tác giả cảm nhận rất gần gũi và mộc mạc đất là nơi em tới trường nước là nơi anh tắm đất nước là nơi ta hò hẹn, đất nước được hiện lên thật sâu sắc và mang đậm những chất gần gũi thân thương, so sánh từ chiều dài lịch sử đất nước đã là nơi gắn bó với nhân vật trữ tình là anh và em.

Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..

Đất nước hiện lên qua những miếng trầu, miếng trầu được sử dụng như đầu mỗi câu truyện, trong những hạt gạo của làng quê, đất nước hiện lên thật gần gũi thân thương nó mang đậm bản sắc của một dân tộc có bề dày lịch sử, mỗi nhân dân đều gắn bó và là một thành phần trong đất nước.

Đất nước được tác giả đánh giá và cảm nhận trên tất cả các phương diện khác nhau từ không gian văn hóa địa lý đến chiều dài lịch sử của dân tộc, đất nước trong đau thương mất mát.., hình ảnh đất nước hiện lên thật gần gũi nó biểu hiện qua hình ảnh những bới tóc của người bà hay những miếng trầu biểu lộ trong từng câu chuyện, từ khi con người sinh ra đất nước đã có, đất nước được hiện lên thật sinh động nó mang đậm bản chất của một nền văn hóa lịch sử giàu đẹp của nhân dân ta, trong những cuộc chiến tranh của đất nước cũng là những vị anh hùng đứng vững trước những bom đạn của kẻ thù và trong đau thương đất nước vẫn rũ buồn đứng dậy vì những chân lý độc lập của đất nước, mỗi khi đất nước ra chông giặc ngoại xâm hình ảnh đất nước trong chiến tranh hiện lên với một vẻ đẹp thật hùng vĩ, những đau thương mất mát do chiến tranh gây lên nó cũng phải chịu đựng và đất nước được coi như là một chứng nhân lịch sử nó đã chứng kiến suốt chiều dài lịch sử chúng kiến những cặp vợ chồng son sắt thủy chung, những lũy tre làng đã cùng nhân dân đánh giặc một minh chứng lịch sử to lớn của dân tộc việt nam:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Đất nước còn là nới hẹn hò của những trai gái yêu nhau,là nơi chứng kiến những cuộc tình đẹp của con người, nhân vật trữ tình em cũng là nhân vật được đất nước minh chứng, đất nước là một cụm từ rất thiêng liêng và gần gũi với mỗi con người chúng ta, nó gắn bó với những phong tục hết nỗi thân thương và mang đậm chất trữ tình sâu sắc, đât nước là một nhân vật được tác giả sử dụng và nó vô cùng thiêng liêng gần gũi với mỗi người dân.

5. Tư tưởng đất nước của nhân dân.

Đất nước là một nhân chứng đáng quý của mỗi người dân việt nam, ở phần 1 đất nước được cảm nhận qua rất nhiều những phương diện như lịch sử, văn hóa, hay chiều dài lịch sử… đất nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân, những hình ảnh quen thuộc của đất nước như hòn trống mái, hay núi vọng phu đây là những hình ảnh của địa danh ở việt nam,đất nước Việt Nam là một đất nước giàu tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đất nước là nơi vô cùng thiếng liêng những nó lại rất đỗi gần gũi với con người:

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau 4.000 năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào 4.000 năm Đất Nước

Đất nước là một vị anh hùng: một minh chứng cho những vị anh hùng đã xả thân vì nghiệp lớn, đât nước là nơi đoàn kết gắn bó của nhân dân trong lao động sản xuất, hình ảnh đất nước được hiện lên trong ca dao tục ngữ mang đậm tính dân tộc sâu sắc, đất nước từ nhân dân do nhân dân và vì nhân dân mà ra tất cả đều phục vụ cho nhân dân, tư tưởng đất nước của dân là tư tưởng cốt yếu trong bài đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Đất nước của Nguyễn Đình Thi đã mang đậm tính chất lịch sử những bề dày lịch sử lâu dài gắn bó từ xưa đến nay, nó mang đậm vẻ đẹp của một dân tộc giàu truyền thống.

6. Nghệ thuật.

Tác giả đã sử dụng cái nhìn tinh tế của mình để thể hiện trong bài đất nước, nó mang đậm chất nhân văn và giàu truyền thống yêu nước của dân tộc và của ông, tư tưởng đất nước của nhân dân là tư tưởng cốt lõi trong bài thơ này.

0