24/05/2017, 14:11

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Chứ lớp 11

Đề bài: Soạn bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Chứ lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Công Trứ (1778 -1858) – Quê ở Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh – Năm 1819 ông đỗ giải nguyên sau đó ra làm quan – Ông là người có tài lại thêm cái ngất ngưởng ngông nghênh hay ...

Đề bài: Soạn bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Chứ lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Công Trứ (1778 -1858) – Quê ở Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh – Năm 1819 ông đỗ giải nguyên sau đó ra làm quan – Ông là người có tài lại thêm cái ngất ngưởng ngông nghênh hay thẳng thật nên con đường làm quan lên xuống như thường – Có lúc ông làm đến chức cao nhất nhưng cũng có lúc lại trở thành một anh lính quèn. Tuy ...

Đề bài:
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Nguyễn Công Trứ (1778 -1858)
–    Quê ở Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
–    Năm 1819 ông đỗ giải nguyên sau đó ra làm quan
–    Ông là người có tài lại thêm cái ngất ngưởng ngông nghênh hay thẳng thật nên con đường làm quan lên xuống như thường
–    Có lúc ông làm đến chức cao nhất nhưng cũng có lúc lại trở thành một anh lính quèn. Tuy nhiên nhà thơ không mấy bận tâm về điều này ông chỉ muốn góp sức mình cho nhân dân đất nước
–    Không những là một vị quan tài giỏi mà Nguyễn Công Trứ còn là một nhà thơ đầy tài năng và sáng tạo
–    Thể loại văn học mà tác giả hướng tới là thơ ca và thể hát nói. Đặc biệt thể hát nói Nguyễn Công Trứ đã tìm ra nội dung mới phù hợp với chức năng và cấu trúc của thể loại này
–    Thơ văn ông bao giờ cũng chứa cái ngông nghênh ngất ngưởng
–    Các tác phẩm tiêu biểu: đánh tổ tôm, đánh thức người đời, bài ca ngất ngưởng, đùa quan đại thần…

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác: sau những năm tháng công hiến hết mình cho triều đình cho nhân dân đất nước Nguyễn Công Trứ trút bỏ áo quan về quê ở ẩn sống cuộc sống nhàn nhã không lo toan bon chen. Nhân sự kiện ấy nhà thơ viết bài thơ này
b.    Thể loại: hát nói
c.    Bố cục: 3 phần:
–    Phần 1: 6 câu thơ đầu: ngất ngưởng khi làm quan
–    Phần 2: 10 câu tiếp: ngất ngưởng khi về hưu
–    Phần 3: còn lại: tổng kết cuộc đời

II.    Phân tích
1.    Nhà thơ ngất ngưởng khi làm quan

–    Mở đầu bài thơ là câu “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” -> thể hiện quan niệm về vai trò và trách nhiệm của người con trai trong trời đất này
–    Nhà thơ sau khi đỗ đạt đã “vào lồng” -> nghĩa là ra làm quan, nhà thơ coi việc làm quan là cầm chân, trói buộc
–    Nhà thơ liệt kê những học vị, chức tước cùng những chiến tích: thủ khoa, tham tán, tổng đốc đông -> quả là một nhà văn lỗi lạc, tất cả những điều đó đã làm nên một tay ngất ngưởng
–    Ngất ngưởng là ở trạng thái cao chênh vênh không vững chắc -> địa vị và tài năng của Nguyễn Công Trứ

soan bai bai ca ngat nguong cua nguyen cong chu

2.    Ngất ngưởng khi về quê

–    Sau những chức quan và chiến tích ấy đã đến lúc nhà thơ từ cái lồng kia và trở về cuộc sống tự do tự tại
–    Ngày trút bỏ áo quan trở về vườn ruộng ông không võng lọng kiệu vàng hay ngựa cao trở về mà lại cưỡi bò đeo đạc ngựa -> sự khác người rất ngông nghênh của ông
–    Ông trở về núi phau phau mây trắng, một tay kiếm cung đã trở nên dạng từ bi
–    Ông về quê đi chùa nhưng lại đủng đỉnh bên sau một đôi dì, bụt không tức giận mà bật cười vì ông ngất ngưởng
–    Đối với nhà thơ được mất hay khen chê đều chỉ là chuyện nhỏ, không màng tới không quan tâm
–    Nhà thơ về quê nhưng vẫn ngất ngưởng vẫn vui thú với hát nói, rượu ngon, nhạc điệu -> cuộc sống an nhàn mỹ mãn
->    Có thể nói không chỉ ngất ngưởng khi làm quan mà khi về quê ông cũng rất khác người. Ông không quan trọng việc khen chê coi nó chỉ như một ngọn gió thoảng qua mà thôi

3.    Nhà thơ tự tổng kết cuộc đời làm quan của mình

–    Nhà thơ tự tin đặt mình ngàng hàng với những bậc danh tướng thời xưa, những đóng góp với đất nước cùng ngang hàng với họ
–    Nghĩa đạo vua tôi cũng đã trọn nghĩa rồi
–    Và trong triều ai ngất ngưởng như ông
->    Cái ngất ngưởng của ông hoàn toàn là có căn cứ nên không ai có thể coi là ông tự khen mình tự nói khoác

III.    Tổng kết

–    Nhà thơ Nguyễn Công Trứ vẫn cứ ngất ngưởng dù cho ông ở đâu và làm gì. Bài thơ như thể hiện được những đóng góp của nhà thơ với triều đình. Nó giống như một bản tổng kết hơn nửa cuộc đời của ông

0