08/02/2018, 15:01

Séc là gì – tìm hiểu khái niệm Séc ngân hàng là gì trong thanh toán

Tìm hiểu khái niệm Séc là gì, Séc bảo chi – Certified Cheque, các loại séc và thời gian hết hiệu lực của loại chứng từ Séc là bao nhiêu ngày. Tại Việt Nam, việc dùng séc thay tiền mặt rất ít, chỉ khi chúng ta giao dịch với người nước ngoài thì mới hay nhắc đến khái niệm Séc. Vậy séc là gì, đặc ...

Tìm hiểu khái niệm Séc là gì, Séc bảo chi – Certified Cheque, các loại séc và thời gian hết hiệu lực của loại chứng từ Séc là bao nhiêu ngày. Tại Việt Nam, việc dùng séc thay tiền mặt rất ít, chỉ khi chúng ta giao dịch với người nước ngoài thì mới hay nhắc đến khái niệm Séc. Vậy séc là gì, đặc điểm, các lợi thế và phân loại séc như thế nào?

Séc là gì?


Séc hay còn có tên gọi khác như chi phiếu, séc bảo chi (bảo lãnh để chi) là một tờ giấy (văn kiện) mang mệnh lệnh vô điều kiện từ phí chủ tài khoản ra lệnh yêu cầu ngân hàng phải trích tử tài khoản của mình để trả cho người có tên trong tấm séc (hoặc người cầm séc) bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Khái niệm séc còn được định nghĩa là một tấm hối phiếu ký đòi tiền ngân hàng, buộc phải thanh toán ngay khi có yêu cầu. Nói tóm lại, séc là phương tiện thay toán thay thế tiền mặt.

Séc hoạt động như thế nào?

Séc là do ngân hàng phát hành, nhưng làm sao mà séc lại có thể thay thế được tiền mặt? Một người nào đó khi mở tài khoản ngân hàng (có tiền hoặc tài sản thế chấp) thì có thể yêu cầu ngân hàng cấp cho tập tờ séc trắng. Khi cần chi bao nhiêu tiền thì chủ tài khoản ghi số tiền vào séc rồi ký vào đó, thì người cầm tờ séc này có thể ra ngân hàng để yêu cầu trả tiền. Thậm chí, séc có giá trị chuyển nhượng bằng cách ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc.

Phân loại các loại séc

Tùy vào từng đối tượng mà có thể phân loại Séc theo các loại khác nhau.

1.Nếu dựa vào cách xác định người thụ hưởng thì có 3 loại séc:

-Séc lệnh: Trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc.

-Séc vô danh: Trả tiền cho người cầm tờ séc.

-Séc đích danh: Trả tiền cho người được ghi trên tên séc.

2.Phân loại dựa theo yêu cầu đảm bảo an toàn thanh toán séc:

-Séc trơn: mặt sau séc để trắng, ngân hàng có thể trả tiền mặt.

-Séc gạch chéo: mặt sau gạch 2 đường chéo song song, ngân hàng có thể trả bằng hình thức ghi vào tài khoản người nhận.

-Séc gạch chéo đặc biệt: cả mặt trước và sau của séc có gạch chéo song song. Séc này chỉ có hiệu lực trả tiền tại ngân hàng ghi trên tấm séc.

3.Phân loại thoe mức độ đảm bảo của người thụ hưởng.

-Séc ngân hàng hay còn gọi là séc tiền mặt: Đây là séc có giá trị gần như tiền mặt, sẽ được ngân hàng thanh toán ngay do ngân hàng đảm bảo.

-Séc bảo chi: là séc được ngân hàng của chủ tài khoản đảm bảo trong tài khoản có đủ tiền để thanh toán. Séc bảo chi thường được ngân hàng ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên đó.

Các khái niệm trong séc bạn cần nắm vững

Chuyển nhượng séc: như đã nói ở trên, tấm séc có giá trị chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Người thụ hưởng đầu tiên có tên ghi trong tấm séc, muốn chuyển nhượng cho ai đó thì phải ký tên lên séc cùng tên người được chuyển nhượng. Tiếp đến, người được chuyển nhượng muốn nhượng séc cho người thứ 3 cũng phải ký và ghi tên người thứ 3 đó. Cứ như thế, tờ séc có giá trị thanh toán cho người cuối cùng được chuyển nhượng.

Bảo chi séc là gì: Bảo chi séc là hình thức mà ngân hàng đảm bảo tài khoản người ký phát séc có để khả năng thanh toán cho tờ séc đó (tức đủ tiền chi trả). Còn nếu tài khoản không đủ tiền thì dưới sự bảo lãnh của ngân hàng thì tấm séc vẫn có giá trị thanh toán trong thời hạn nhất định ghi trên séc.

Thời hạn có hiệu lực của Sec là bao nhiêu ngày?

Nhiều người thắc mắc thời hạn có hiệu lực của Séc là bao nhiêu ngày vì sợ séc hết hiệu lực thì sẽ mất tiền. Lưu ý, bạn có thể xem hiệu lực của Séc trong bao nhiêu ngày được ghi trên tấm séc đó nhé.

Bạn cũng nên biết Séc bảo chi tiếng Anh là gì, cũng như từ tiếng Anh của Séc trong thanh toán quốc tế là gì để tiện sử dụng. Trong tiếng Anh, Séc là Cheque, còn Séc Bảo chi tiếng Anh là Certified Cheque.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về Séc – Cheque. Mọi người nếu còn thắc mắc, xin hãy liên hệ với ngân hàng gần nhất. Khi nhận séc thanh toán từ bên nào đó, bạn cần đảm bảo tránh trường hợp tấm séc bị làm giả, sẽ ảnh hưởng tới bản thân, có thể mất luôn số tiền.


0