24/02/2018, 19:44

Phân tích và íàm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì Iòng người ngại núi e sông”.

Phân tích và íàm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì Iòng người ngại núi e sông”. Đường đi khó! Đường đi khó! Nay ở đâu? Đường bao ngả? Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày Treo thẳng buồm mây ...

Phân tích và íàm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì Iòng người ngại núi e sông”.

Đường đi khó! Đường đi khó!

Nay ở đâu? Đường bao ngả?

Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày

Treo thẳng buồm mây vượt biển cả”.

(Lý Bạch, Hành lộ nan)

Từ xưa, nhà thơ Lý Bạch cũng đã nhận ra đường đời thật khó khăn: “Đường đi khó”, nhưng nếu vượt qua được sóng to gió lớn thì cánh buồm sẽ vượt ra biển rộng bao la. Cùng một suy nghĩ như vậy, Nguyễn Bá Học đã viết: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. 

Câu nói sử dụng cách viết ẩn dụ rất hay, Nguyễn Bá Học đã dùng những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống góp phần làm cho mọi người hiểu sâu hơn về ý nghĩa của câu nói. Nghĩa đen, “đường đi” là con đường chúng ta bước đi hằng ngày từ nơi này đến nơi khác. Nhưng không phải con đường nào cũng bằng phẳng, đễ đi mà có khi phải vượt qua những trở ngại to lớn như núi cao, sông sâu. Nếu chúng ta chùn bước, mệt mỏi thì sẽ không bao giờ đến được nơi mong muốn. Từ đó người đọc liên tưởng đến nghĩa bóng: “đường đi” chính là cuộc đời đi đến tương lai của mỗi con người. Con đường này chứa nhiều ước mơ và hoài bão nhưng cũng rất “khó” vì đầy những thử thách: đó là những trở ngại thử thách làm cho “lòng người”, ý chí quyết tâm của con người phải “ngại”, phải chùn bước. Nhưng nếu vượt qua được những khó khăn thử thách ấy con người sẽ biết cách sống, biết cách vươn lên thật mạnh mẽ và hữu ích.

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lèn đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

(Hồ Chí Minh)

Câu nói của Nguyễn Bá Học khẳng định ý chí, sức mạnh của con người trong cuộc sống: Cuộc sống có biết bao thử thách phải vượt qua, nếu không có nghị lực và lòng quyết tâm, con người sẽ không đạt được điều mà mình mong muốn.

Tấm gương tiêu biểu nhất về “vượt khó”, đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Con đường của Bác là: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn dấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Để thực hiện “con đường này”, Bác đã phải trải qua biết bao “núi cao, sông sâu”, biết bao gian nan, nguy hiểm, nhưng Bác đã không “ngại núi, e sông” mà vượt qua tất cả bằng ý chí, quyết tâm của mình. Bác đã để lại một bài học vô cùng quý báu:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”.

Tại sao “Đường đi khó vì lòng người ngại núi e sông”? Vì có ai đi đến thành công mà chưa từng bị thất bại làm sờn lòng, nhụt chí. Trong thực tế cuộc đời mỗi người có lúc gặp những công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực mới vượt qua được. Mỗi người phải hiểu rõ khả năng của mình cũng như công việc mình định làm kiên trì theo đuổi thì việc khó cũng nên dễ dàng. Vì niềm tin và sự hi vọng chiến thắng, ta tự tích luỹ và rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá, rồi từ đó ta biết được đâu là con đường riêng và cách đi riêng để đạt được mục đích cuối cùng. Mọi nỗ lực luôn được đền đáp bằng những thành công to lớn.

“Sẽ không có sự nghiệp lớn nếu không có thủ thách lớn”.

(Vontaire)

Tuy nhiên, có một số người lại nao núng, ngại ngần trước việc khó khăn. Khi gặp việc khó – “núi cao, sông sâu”, đã nhụt chí nản lòng, muôn bỏ cuộc. Và khi họ nhận thấy đã lãng phí quá nhiều thời gian cho những việc vô ích khác thì mọi thứ đã muộn để sửa đổi khi nó đã trỏ thành thói quen. Mọi hậu quả mà họ gánh chịu lại bắt đầu từ chính sự e ngại và tư tưởng muốn hưởng thụ. Mỗi chúng ta cần phải hiểu: ngại khó, ngại khó trong học tập sẽ dẫn đến thất học, lạc hậu trong tư tưởng ảnh hưởng đên chính mình và cả xã hội.

“Không có nghèo gì bằng không có tài, không có gỉ hèn bằng không có chí”.

(Uông Cách)

Lời nói của Nguyễn Bá Học mang đậm ý nghĩa nhắc nhở chúng ta phải vượt qua chính bản thân mình. Con đường có biết bao nhiêu chông gai, khó khăn đi chăng nữa nhưng chỉ cần chúng ta có ý chí, quyết tâm thì sẽ có thê vượt qua được. Đôi khi cô gắng không mang lại thành công nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục cố gắng thì xem như bạn đã chiến thắng, chiến thắng chính bản thân bạn rồi, đúng như câu nói: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Chính vì vậy, ý chí nghị lực của bạn sẽ là sức mạnh làm chuyển dổi cuộc sống của bạn. Trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đó càng trở nên sâu sắc…

“Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.

(Platon)

Câu nói của thầy giáo Nguyễn Bá Học là một lời khuyên vô cùng hữu ích đôi với tuổi trẻ thời đại mới. Cuộc sống đang phát triên từng ngày, từng giờ, thê hệ trẻ chúng ta cần có một quyêt tâm, một y chi mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn để vươn tới chân trời tri thức dang rộng mở. Mỗi học sinh chúng ta ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy cố gắng hết mình tiến lên, can dảm vượt qua mọi thử thách dể vươn tới thành công, như lời khuyên của Bác:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bển

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”.

0