21/02/2018, 10:04

Phân tích Tức nước vỡ bờ trích tiểu thuyết tắt đèn của Ngô Tất Tố

Đề bài: Anh chị hãy phân tích Tức nước vỡ bờ trích tiểu thuyết tắt đèn của Ngô Tất Tố Ngô Tất Tố( 1893-1954) quê ở làng Lộc Hà huyện Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh.Ông là một nhà nho sống ở nông thôn có vốn hiểu biết Hán học sâu rộng,ông nổi tiếng trong rất nhiều lĩnh vực điển hình là lĩnh vực văn ...

Đề bài: Anh chị hãy phân tích Tức nước vỡ bờ trích tiểu thuyết tắt đèn của Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố( 1893-1954) quê ở làng Lộc Hà huyện Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh.Ông là một nhà nho sống ở nông thôn có vốn hiểu biết Hán học sâu rộng,ông nổi tiếng trong rất nhiều lĩnh vực điển hình là lĩnh vực văn học.Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng tháng tám 1945.Tác phẩm Tắt đèn phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời.Ta cũng có thể hiểu tác phẩm tắt đèn chính là bức tranh nông thôn thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới chế độ pháp thuộc.

Bằng ngòi bút hiện thực sắc sảo nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loại nhân vật.Từ vợ chồng lão Nghị Quế bất nhân đến bọn cường hào tham lam hống hách,rồi là Quan phụ mẫu bì ổi bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa.Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở cái bản chất tàn ác và đê tiện.Đây là những tầng lớp đại diện cho phong kiến thống trị lúc bấy giờ.NGô Tất Tố đã thành công trong việc xây dựng nhân vật người phụ nữ nông dân thông qua nhân vật Chị Dậu,số phận tuiur cực của người nông dân bị áp bưc,bóc lột,bị dồn đến bước đường cùng.

Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm,nội dung xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với những gia đình Chị Dậu trong mù sưu thuế.Quan trên về tận làng đốc thuế,bọn tay sai hung hãn xông vào nhà những nhà chưa nộp thuế để đánh trói,cùm kẹp.Chị Dậu đã phải bán khoai,bán chó,bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt anh Dậu phải nộp cả thuế cho cả người em đã khuất từ năm ngoái.Thành ra anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế bọn chúng chắc chắn sẽ không buông tha anh Dậu lại còn đang ốm đau bệnh tật sau trận đòn bị bọn chúng đánh tưởng đã chết từ đêm qua.Mở đầu là cảnh Chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn nhà lí trong làng đánh đập,chị đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh vẫn không thể tránh được sự hành hạ dã man của bọn thống lí.Có thể thấy được tình cảnh yêu thương chồng con của chị mới thấy được sự dũng cảm quên mình của chị.Chị chạy ngược xuôi vay được nắm gạo rồi nấu cháo loãng cho chồng,chị múc cháo ra mấy cái bát sứt cũ kĩ quạt cho nguội rồi ân cần chăm sóc: Thầy em cố dậy ăn ít cháo cho đỡ xót ruột trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết.

Thân là phụ nữ nhưng chị đã trở thành trụ cột của gia đình đang khốn khổ vì sưu thuế.Chồng thì bị đánh đập gông cùm một tay chị chèo chống,vay mượn bán tất cả những gì có thể bán được kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi bị hành hạ,chị đã mất bao công sức để cứu chồng nhưng bây giờ anh như cái xác không hồn.Giữa lúc anh Dậu đang bưng bát cháo kề vào miệng thì đám lí trưởng lao vào nhà với những roi song tay thước dây thừng bắt anh phải đóng thuế,quá bất ngờ anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì chỉ còn lại một mình chị Dậu thân phụ nữ đốiphó với đám lí trưởng.

Ban đầu khi bọn chúng lao vào nhà chị vẫn nhẫn nhịn van nài xin cháu van ông nhà cháu vừa mới chỉ tỉnh được một lúc ông tha cho,cách xưng hô của chị dậu là cách xưng hô của kẻ dưới người trên biểu hiện sự hạ mình của người dân trong xã hội cũ.Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy lại chỗ anh Dậu đang nằm định bắt trói anh một lần nữa thì Chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng níu tay tên cai lệ mà van nài: Cháu xin ông,mọi lời nói và hành động của Chị Dậu lúc này đều nhằm mục đích bảo vệ chồng.

Đến khi đã chạm giới hạn của sự chịu đựng thì tính cách của Chị Dậu đã được bộc lộ.Mặc kệ cho chị van xin nài nỉ nhưng tên Cai lệ chỉ đáp lại những lời van xin ấy là những cú đấm thô bạo rồi lao vào trói anh Dậu thì chị lúc này không thể chịu được nữa rồi chị đã gồng mình và chống chọi.Sự gồng mình ày là kết quả của sự chịu đựng lâu dài tàn ác và bất công.Người đọc cảm thấy vô cùng thương xót cho thân phận của chị.

Lúc đầu chị dùng lí lẽ để đối lại với bọn chúng: chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ lúc này chị không còn hạ mình xưng cháu nữa mà thay vào đó là tôi-ông ngẩng cao đầu và nhìn vào mặt đối thủ.Từ vị thế thấp hèn của kẻ ở dưới Chị Dậu đã trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay luôn hành hạ mình.Nhưng chúng vẫn lôi anh Dậu đi lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá hạnh phúc gia đình chị.

Hoàn cảnh đã buộc chị phải đứng lên chống trả khi tên Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng sấn tới chỗ anh Dậu thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem.Không còn là tôi-ông nữa đã chuyển sang bà với mày điều này thể hiện thái độ căm tức khinh bỉ đến cao độ đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương.Rồi chị túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa sức khỏe của tên đàn ông nghiện không thể bằng sức khỏe của người đàn bà lực điền hắn ngã chổng quèo trên mặt đất.

Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ và tên cai lệ và người nhà lí trưởng anh Dậu sợ quá muốn dậy can nhưng không được vì mệt quá vừa run vừa kêu:u nó không được thế người ta đánh mình không sao,mình đánh người ta là phải tù…nhưng chị không chấp nhận điều vô lí đó chị quát lên: Thà ngồi tù,để chúng nó làm tình làm tội mãi tôi không chịu được…Câu nói này của chị thể hiện thái độ không chịu cúi đầu mãi suốt được,không mãi chịu được cảnh áp bức nữa.

Bằng quan niệm và hiện thực mạnh mẽ tác giả đã thể hiện được sức mạnh to lớn của nó.Có thể nói đoạn trích tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay tiêu biểu cho bút pháp hiện thực tài tình của Ngô Tất Tố,ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc.Chị Dậu mộc mạc hiền dịu vị tha nhưng không hề yếu đuối ngược lại chị có một sức sống rất mãnh liệt một tinh thần phản kháng tiềm tàng.khi bị đẩy tới đường cùng chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt đó là thái độ cứng cỏi bất khuất,dám đối đầu với cái ác trong xã hội.

0