03/06/2017, 18:08

Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (Bài 4)

Trước hết, để khắc họa hình tượng trữ tình là tâm trạng người chinh phụ, ở hai khổ đầu tác giả đã miêu tả một không gian và thời gian mang tính chất tượng trưng với những hình ảnh ước lệ được dùng nhiều trong văn chương cổ: gió đông (gió từ phương đông thổi tới, tức ngọn gió mùa xuân), non Yên (chỉ ...

Trước hết, để khắc họa hình tượng trữ tình là tâm trạng người chinh phụ, ở hai khổ đầu tác giả đã miêu tả một không gian và thời gian mang tính chất tượng trưng với những hình ảnh ước lệ được dùng nhiều trong văn chương cổ: gió đông (gió từ phương đông thổi tới, tức ngọn gió mùa xuân), non Yên (chỉ nơi người đi chinh chiến), trời thăm thẳm (gợi khoảng cách xa xôi vô tận), về ý nghĩa thời gian, mùa xuân là mùa của sự sống sinh sôi, mùa yêu đương hạnh phúc của muôn loài, về ý nghĩa không ...

Thời gian và không gian ấy như nhân lên đến vô hạn nỗi nhớ mong da diết, khắc khoải của người chinh phu. Từ ngày “giã nhà đeo bức chiến bào”, người chinh phu ra đi đã qua nhiều năm tháng. Người chinh phụ ở nhà vò võ cô đơn ngày ngày mong ngóng tin chồng mà không thấy, niềm hi vọng ngày một mong manh, nên đành nhờ ngọn “gió đông" gửi tới “non Yên” (nơi chồng đang chinh chiến) biết bao nỗi nhớ niềm thương. Để thể hiện tâm trạng ấy, trong hai khổ thơ, nguời dịch đã chọn được hai từ láy có giá trị biểu cảm đặc sắc: những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa không chỉ máu sông xương núi, khổ đau giáng xuống người mà nó bào mòn, giết chết tuổi xuân của bao người vợ đợi chờ ngày sum họp. Đó là sự sầu tư khắc khoải lòng luôn giữ gió đông, cánh chim hồng ra ngoài biên ải. Tâm sự ấy biểu lộ ở đoạn trích “Nỗi nhớ mong...” được trích từ “Chinh phụ ngâm...".
 
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời ... 
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong...
 
Cùng thể hiện nỗi nhớ thương mong đợi, những từ đằng đẵng gợi cảm giác triền miên liên tục tưởng kéo dài đến vô tận nên được hình dung có thể hơn bằng so sánh “đường lên bằng trời", còn từ “đau đáu" tại gợi sự dõi trông tập trung cao độ về một hướng với nỗi lo lắng không yên. Hai từ đó bổ sung cho nhau gợi cảm nghĩ nỗi nhớ mong của người chinh phụ ngày càng tăng lên da diết hơn, cháy bỏng hơn theo sự trải dài của thời gian.
 
Đặc biệt, hai câu kết thúc của khổ hai “Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun” vừa có ý nghĩa chuyển tiếp mạch thơ đoạn sau vừa có giá trị tổng hòa cảm xúc chung của cả hai đoạn. Bắt đầu từ đây cảnh vật có vai trò như một nhân vật trữ tình góp phần biểu hiện trực tiếp, cụ thể tâm trạng của con người. Ở đây người chinh phụ quá u sầu nên nhìn cảnh vật thấy cái gì cũng ảm đạm, buồn thảm: những giọt sương khuya nặng trĩu trên cành cây, tiếng côn trùng rả rích gợi rõ cái tĩnh mịch của đêm xuân, những giọt mưa phùn se lạnh, dai dẳng càng làm lòng người thêm tê tái vì cô đơn.
 
Nỗi nhớ nhung của nguời chinh phụ được thể hiện trực tiếp qua hai câu thơ: 
 
Nhớ chàng đằng đằng đường lên bằng trời 
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
 
Hai câu thơ giống nhau về giá trị biểu cảm là cùng thể hiện nỗi nhớ đa diết, khôn nguôi của người chinh phụ. Tuy nhiên, hai câu thơ lại có sự khác nhau về giá trị biểu cảm qua hai từ láy “đằng đẵng" và “đau đáu”. “Nhớ chàng đằng đẵng” biểu hiện nỗi nhớ dài dặc theo chiều không gian (trường độ của nỗi nhớ), “Nhỗi nhớ chàng đau đáu” biểu hiện sự tập trung của nỗi nhớ, sự sâu lắng của nỗi nhớ (mức độ sâu sắc của nỗi nhớ).
 
Hai câu thơ:
 
Cảnh buồn người thiết tha lỏng 
Cành cây sưong đượm tiếng trùng mưa phun
 
Rất gần gũi với hai câu Kiều:
 
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
 
Cả hai câu thơ trong Chinh phụ ngâm và hai câu thơ trong Truyện Kiều đều thể hiện mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người. Người vui thì tâm trạng vui cũng lan tỏa trên cảnh vật, nhìn cảnh vật đâu cũng thấy vui. Người buồn thì tấm lòng sầu muộn cũng thấm vào cảnh vật, cảnh vật cũng trở nên sầu não.
Diễn lại bằng văn xuôi, đoạn thơ từ câu “Sương như búa bổ mòn gốc liễu” đến hết câu “Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau”.
Sương sa sắc lạnh như búa bổ làm mòn gốc liễu. Tuyết rơi giá buốt như cưa xẻ làm héo cảnh ngô đồng. Giọt suơng rơi phủ đầy bụi cây có tiếng chim gù. Tiếng sâu tường kêu văng vẳng cùng với tiếng chuông chùa từ xa vọng tới. Vài tiếng dế kêu dưới ánh trăng soi trước nhà. Ngọn gió mạnh thổi thốc ngoài hiên, lật hàng lá chuối tiêu, xuyên lay bức màn. Bóng hoa in lên rèm. Hoa bày ra dưới bóng trăng.
 
Trăng in một tấm giữa trời. Bóng trăng lồng bóng hoa làm hoa thắm từng bông. Trước hoa, duới trăng, lòng người xiết bao nhớ nhung, mong ước...
 
Mười hai câu thơ ở đoạn trên miêu tả hai khung cảnh thiên nhiên với sự khác nhau về thời gian, không gian và sự khác nhau về tính chất.
 
Cảnh mùa đông lạnh lẽo có sương lạnh, tuyết giá. Thiên nhiên khắc nghiệt làm cảnh vật tàn phai.
 
Cảnh đêm trăng có tiếng dế kêu, có hàng chuối tiêu, có gió mạnh, có hoa thắm, trăng trong. Thiên nhiên vừa não nùng vừa đẹp một cách lộng lẫy với màu sắc sinh động, cảnh vật quấn quýt, giao hòa.
 
Hai cảnh thiên nhiên khác nhau trong một đoạn thơ bởi vấn đề quan tâm hàng đầu của tác giả là lô-gich nội tâm chứ không phải lô-gich ngoại cảnh. Thiên nhiên lạnh lẽo, tàn phai thể hiện tâm trạng cô đơn, khắc khoải, sầu muộn. Thiên nhiên lộng lẫy, quấn quýt giao hòa thể hiện ước mơ, khao khát tình yêu, hạnh phúc. Hai sắc thái khác nhau của tâm trạng nhớ nhung sầu muộn được biểu hiện tuyệt diệu qua nghệ thuật miêu tả nội tâm với bút pháp “tả cảnh ngụ tình”.

0