15/08/2018, 13:59

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

1. MỞ ĐẦU Từ thời xa xưa đến nay việc giáo dục chiếm vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển con người của một quốc gia, phát triển giáo dục theo mục tiêu chiến lược mà đảng ta và nhà nước ta, đề ra có tính chất quan trọng là ...

  1. 1.   MỞ ĐẦU

          Từ thời xa xưa đến nay việc giáo dục chiếm vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển con người của một quốc gia, phát triển giáo dục theo mục tiêu chiến lược mà đảng ta và nhà nước ta, đề ra có tính chất quan trọng là phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gọi chung là nền công nghiệp 4.0 mà ở đó là những con người có đầy đủ trí lực, sử dụng thành thạo các công nghệ thiết bị hiện đại để vận hành các thiết bị, máy móc hiện đại thay thế sức lao động của con người nhằm giảm tối thiểu thời gian công việc nhưng công việc đạt năng suất chất lượng cao, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả học tập của sinh viên.

Vì thế sản phẩm đầu ra của giáo dục phải đạt chất lượng về đức dục và trí dục phải được phát triển toàn diện, cả hai mặt này gọi chung là năng lực của con người, trong năng lực có kiến thức, kỹ năng và thái độ. Để phát triển được năng lực của con người thì giáo dục từ nhà trường chiếm một vị trí quan trọng và chủ đạo nhất. Trong giáo dục ở nhà trường người Thầy, Cô chiếm vị trí then chốt, để tạo ra thế hệ trò giỏi có đủ năng lực thì người Thầy Cô cũng phải có đủ năng lực tri thức, năng lực giảng dạy và truyền đạt kiến thức đến học trò của mình với sự tương tác Thầy trò. Nhưng khâu then chốt nhất là chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học trò mình, để làm được điều đó kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên là công việc được thực hiện thường xuyên và liên tục giúp cải tiến môn học hay cách dạy và bỗ sung những hạn chế về nguồn lực của bộ môn, khoa và của Nhà trường mục tiêu cuối cùng là chất lượng giáo dục cũng như kết quả học tập của sinh viên được nâng cao.

Chính vì lẽ đó Phân tích thực trạng và biện pháp cải tiến đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ là việc làm cần thiết và cấp bách nhất.

1

 

2. NỘI DUNG

         Trước hết cần xác định rõ khái niệm đánh giá là gì? Mục tiêu của việc đánh giá kết quả học tập ra sao? Nội dung phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên bao gồm những vấn đề nào?...  Đây là những vấn đề mà các nhà nghiên cứu giáo dục đã dày công nghiên cứu và ngày một cải thiện việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong bộ môn mình đang giảng dạy.

    2.1. KHÁI NIỆM

    2.1.1 Đánh giá

          Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.

    2.1.2 Kết quả học tập

         Kết quả học tập là khái niệm được hiểu theo hai quan niệm khác nhau và được dùng tuỳ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau:

         Kết quả học tập là mức độ thành tích đã đạt được của một sinh viên so với các bạn cùng trong một lớp hay một nhóm. Ví dụ: sinh viên D học yếu nhất so với các bạn trong lớp; sinh viên E xếp thứ hai trong lớp; sinh viên F giỏi nhất trong các bạn nữ;...

        Kết quả học tập là mức độ thành công trong học tập của sinh viên được xem xét trong mối quan hệ với mục tiêu, chuẩn tối thiểu cần đạt và công sức, thời gian đã bỏ ra. Hay nói cách khác, kết quả học tập là mức thực hiện các tiêu chí và các chuẩn tối thiểu theo mục tiêu học tập đã xác định.

  2.1.3 Đánh giá kết quả học tập

        Quá trình thu thập thông tin, xử lí thông tin và diễn giải hiện trạng, nguyên nhân, hiệu quả, chất lượng giáo dục theo hai khía cạnh khác nhau: kết quả học tập đạt được của sinh viên so với kết quả học tập của sinh viên khác; kết quả học tập đạt được của sinh viên so với mục tiêu giáo dục đã đặt ra.

2

 

 2.1.4 Mục tiêu đánh giá

        Theo Từ điển giáo dục học, mục tiêu giáo dục là một mô hình nhân cách cần đạt được, thông qua tập hợp những quá trình giáo dục và được thông báo dưới dạng những chủ đích mong muốn đối với các chủ thể khi kết thúc quá trình. Mục tiêu giáo dục nói về kết quả đạt được trong thực tế.

        Mục tiêu đánh giá cần phải thống nhất với mục tiêu giáo dục. Mục tiêu đánh giá là phạm vi và lĩnh vực đánh giá đối với từng lớp, từng chương, từng chủ đề. Mục tiêu tổng quát của đánh giá có thể bao gồm:

      + Xác định trình độ nhận thức, những lỗ hổng kiến thức (có thể có) của sinh viên trước khi bước vào một giai đoạn học tập mới; chẩn đoán những khó khăn các sinh viên có thể gặp phải để lập kế hoạch giúp đỡ. Đáp ứng mục tiêu này gọi là đánh giá chẩn đoán (hay còn gọi là đánh giá sơ bộ).

     + Đánh giá hiện trạng chất lượng dạy và học tại một thời điểm nhất định hoặc đánh giá sự phát triển được diễn ra vào hai thời điểm (đầu, cuối) khi mà giữa hai thời điểm đó tiến hành một tác động sư phạm nào đó. Đáp ứng mục tiêu này gọi là đánh giá quá trình.

     + Xác định kết quả, chất lượng học tập sau một khoá học. Đáp ứng mục tiêu này gọi là đánh giá tổng kết.

     Căn cứ vào tính chất của giai đoạn giáo dục và thời điểm tiến hành hoạt động đánh giá để lựa chọn mục tiêu đánh giá thích hợp.

  1. a.      Đánh giá thực

       Đánh giá thực là một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu

Đặc trưng của đánh giá thực là:

                        Yêu cầu sinh viên phải kiến tạo một sản phẩm chứ không phải chọn hay viết ra một câu trả lời đúng.

                        Đo lường cả quá trình và cả sản phẩm của quá trình đó.

                       

3

Trình bày một vấn đề thực – trong thế giới thực cho phép sinh viên bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế.

                        Cho phép sinh viên bộc lộ quá trình học tập và tư duy của họ thông qua việc thực hiện bài thi.

Ưu việt của đánh giá thực:

- Đánh giá thực yêu cầu sinh viên thể hiện sự hiểu biết thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ

     - Đánh giá thực yêu cầu sinh viên trình diễn năng lực của họ trong một công việc cụ thể.

- Đánh giá thực thường yêu cầu sinh viên phải phân tích, tổng hợp một cách có phê phán những kiến thức họ học được trong bối cảnh thực và trong quá trình đó họ sáng tạo ra ý tưởng mới.

Đánh giá truyền thống và đánh giá thực không loại trừ nhau, mà ngược lại, bổ sung cho nhau nhằm đánh giá một cách toàn diện và chính xác nhất việc đạt mục tiêu của chương trình khoá học, môn học hay bài học. Mục tiêu của chương trình khoá học, môn học hay bài học có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau (nhận thức, tình cảm, kĩ năng, năng lực v.v.) và cũng không phải mục tiêu nào cũng yêu cầu sinh viên phải trình diễn năng lực vận dụng kiến thức hay kĩ năng.

b. Xây dựng chương trình đánh giá thực

Một bài đánh giá thực được thực hiện qua bốn bước

Bước 1: Xác định chuẩn – Điều sinh viên có thể thực hiện

Bước 2: Xây dựng nhiệm vụ - Điều sinh viên phải thực hiện để chứng tỏ đã thực hiện được

Bước 3: Xác định các tiêu chí – Những dấu hiệu đặc trưng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ

Bước 4: Xây dựng bảng hướng dẫn nhằm phân biệt các mức độ hoàn thành, mức độ đạt các tiêu chí

c. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên

4

Thông thường kết quả học tập của các môn học được đánh giá theo thang điểm 10 với các điểm bộ phận như sau:

10% đánh giá tính chuyên cần của sinh viên (Gộp vào đánh giá kết quả kiểm tra giữa kì)

30% đánh giá kết quả kiểm tra giữa kì (Có thể đến 50%)

60% đánh giá kết quả thi cuối kì 

d. Đánh giá tính chuyên cần của sinh viên

Để đánh giá tính chuyên cần của sinh viên, giảng viên dựa vào

  • Số buổi tham gia lớp học của sinh viên
  • Tinh thần tham gia của sinh viên trong các tiết học và các giờ thảo luận

Sinh viên tham gia lớp học là cần thiết để nghe giảng viên hướng dẫn những nội dung cơ bản của môn học. Trên cơ sở đó, sinh viên tự nghiên cứu và trình bày ý kiến trong buổi thảo luận. Vì vậy, việc đánh giá tính chuyên cần sẽ tạo điều kiện cho sinh viên nắm được những nội dung cơ bản của môn học và định hướng tự nghiên cứu cho mình.

e. Đánh giá kết quả kiểm tra giữa kì

Hình thức kiểm tra giữa kì của giảng viên rất phong phú:

Giảng viên có thể kiểm tra nhiều lần trong quá trình học với thời gian và hình thức thích hợp. Thời lượng cho bài kiểm tra giữa kì có thể cả tiết học hoặc ngắn hơn. Việc kiểm tra như vậy sẽ giúp giảng viên hiểu được trình độ học tập của sinh viên và giúp sinh viên tích cực hơn trong học tập.

Với nhiều môn học, giảng viên đánh giá kết quả giữa kì dựa trên trình bày của cá nhân và nhóm về từng vấn đề được phân công. Đối với môn thiết bị boong sinh viên đươc kiểm tra thực hành. Hình thức này giúp sinh viên có các kĩ năng làm việc theo nhóm, tranh luận, trao đổi trong quá trình chuẩn bị và tăng cường khả năng thuyết trình của sinh viên trước đám đông. 

f. Đánh giá kết quả thi cuối kì

5

Có nhiều hình thức đánh giá mà các giảng viên thường sử dụng để đánh giá kết quả thi cuối kì của sinh viên. Có 2 hình thức chính là các bài thi viết (Trắc nghiệm khách quan, tự luận ở hai dạng được tham khảo tài liệu hoặc không) và thi vấn đáp.

Về quy trình ra đề thi, sử dụng ngân hàng đề thi, nhân đề thi, coi thi, chấm bài thi, lưu giữ bài thi…Thì tuân theo quy định của nhà trường (Mới có dự thảo quy định về công tác thi, kiểm tra mới).

     2.2. THỰC TRẠNG VIỆC ĐÁNH KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Tác giả giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Cần Thơ trước, sau đó mới giới thiệu đến Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần thơ sau. Vì Trung tâm học liệu là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của Trường Đại học Cần Thơ.

         2.2.1 Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Cần Thơ

               Cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là Trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 93 chuyên ngành đại học, 34 chuyên ngành cao học, 13 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 02 chuyên ngành cao đẳng.

              Trường cam kết xây dựng hệ thống quản trị hiệu quả, chuyên nghiệp, trách nhiệm, sáng tạo và luôn đổi mới. Hoạt động quản lý của Trường sẽ được quy trình hóa, tin học hóa, áp dụng các phương thức quản trị cập nhật và được giám sát, đánh giá thường xuyên.

              Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi Trường Đại học Cần Thơ

           a. Sứ mệnh (Mission)

            Sứ mệnh của Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ hàng đầu của quốc gia đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và phát triển khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng và quốc gia. Trường Đại học Cần Thơ là nhân tố động lực có ảnh hưởng quyết định cho sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

6

 

           b. Tầm nhìn (Vision)

            Trưng Đại học Cần Thơ sẽ trở thành một trong những trường hàng đầu về chất lượng của Việt Nam và nằm trong nhóm các trường mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2022.

         c. Giá trị cốt lõi (Core Values)

          Đồng thuận - Tận tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Trường Đại học Cần Thơ, 2016

      Trong đó, Trung tâm học liệu đóng vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời Trường Đại học Cần Thơ.

        2.2.2 Giới thiệu sơ lược về Trung tâm học liệu

                Tiền thân là Thư viện trung tâm Trường Đại học Cần Thơ được Tổ chức Atlantic Philanthropies (Mỹ) tài trợ xây dựng mới trên cơ sở chuyển khoảng 70% vốn tài liệu và toàn bộ cán bộ của Thư viện trung tâm sang Trung tâm học liệu. Video clip giới thiệu TTHL tại đường link này: www.lrc.ctu.edu.vn/video-gioi-thieu-tthl

Hình 2.1 Cổng A, Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Trung tâm học liệu, 2016

 

 

 

 

 

7

 

    Trung tâm học liệu được tọa lạc trên diện tích đất 7.560 m2 ngay lối vào cổng A của khu II, Đại học Cần Thơ, một địa điểm lý tưởng thuận tiện cho khách hàng đến sử dụng Trung tâm học liệu để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Trung tâm học liệu được xây dựng 4 tầng với tổng diện tích xây dựng là 4.800m2 được thiết kế và sắp xếp mỗi tầng của tòa nhà rất hấp dẫn và khoa học phù hợp cho từng góc học tập, nghiên cứu, làm việc độc lập và theo nhóm. Đặt biệt là sự bố trí một cách khoa học dây chuyền hoạt động tổ chức, điều hành và phục vụ khách hàng, tạo sự linh hoạt và dễ dàng cho khách hàng đến sử dụng Trung tâm học liệu.

    Số lượng độc giả và số lần cấp thẻ có tăng tương ứng cho từng năm từ 2009 – 2016. Nhưng số vòng quay của sách 2015-2016 có giảm là do công nghệ thông tin của trường phát triển mạnh, hiện tại TTHL đã có bộ sưu tập tài liệu số và Ebook liên kết với website: tailieu.vn đã tạo ra một bước ngoặc lớn là bạn đọc có thẻ-tài khoản đăng nhập máy tính của TTHL ở bất cứ nơi đâu có mạng Internet là có thể xem được tài liệu mình cần. Cho nên họ không đến Trung tâm học liệu tham khảo tài liệu nhiều là một vấn đề quá bình thường. Vì thế số vòng quay của sách giảm ở năm 2015-2016 là 84.995 vòng so với năm 2014-2015 là 257.901 vòng.

Bảng 2.1 Số lượng độc giả, số vòng quay của sách, cấp thẻ 2009 - 2016

Năm học

Số lượt độc giả

Số vòng quay của sách

Cấp thẻ

2009 – 2010

290.152

870.456

8.602

2010 – 2011

368.930

       1.106.790

9.202

2011 – 2012

325.459

300.830

11.537

2012 – 2013

284.334

207.319

10.702

2013 – 2014

321.351

161.955

14.092

2014 - 2015

378.072

257.901

14.396

2015 - 2016

385.618

  84.995

16.398

Nguồn: Tác giả tổng hợp Báo cáo TTHL 2016 ngày 01 tháng 07 năm trước đến ngày 30 tháng 08 năm sau

8

 

Hình 2.2 Logo Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ

 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Trung tâm học liệu, 2016

Logo của TTHL được đăng ký bản quyền và được sử dụng làm Logo trên Website chính của TTHL: www.lrc.ctu.edu.vn

 

Hình 2.3 Uy hiệu Trung tâm học liệu

Nguồn: Tác giả, 2017

          Uy hiệu TTHL do chính TTHL tự tạo mục đích tạo ra sự khác biệt trong xây dựng và phát triển thương hiệu TTHL Trường Đại học Cần Thơ.

         a. Chức năng

         Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ được xây dựng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phù hợp điều kiện khí hậu, địa lý và thổ nhưỡng vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại với hơn 400 máy tính điện tử, hệ thống cầu truyền hình và nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại cộng với sự phong phú các nguồn tin sẵn có hoặc kết nối toàn cầu nhằm hướng tới việc tạo sự thoải mái, tiện lợi, kích ứng việc học tập, nghiên cứu của sinh viên và cán bộ của Trường Đại học Cần Thơ và của những người thích học tập và nghiên cứu.   

9

 

Hình 2.4 Tầng 2 TTHL

Nguồn: Trung tâm học liệu, 2016

        Trung tâm học liệu là một bộ phận cấu thành quan trọng trong việc thực hiện chiến lược chung của Trường Đại học Cần Thơ, nâng cao chất lượng đào tạo, cụ thể là góp phần thay đổi phương pháp dạy và học, nâng cao nhận thức chủ động học tập và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên, HVCH, NCS...

        b. Nhiệ m vụ

        Trung tâm học liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu của người học và người nghiên cứu, vì nó vừa là người thầy, người bạn đồng hành đáng tin cậy ngoài giảng đường và phòng thí nghiệm của người học và người nghiên cứu. Do đó, Trung tâm học liệu có nhiệm vụ hỗ trợ cho khách hàng định hướng, xác định và cung cấp cho khách hàng các nguồn tin, nguồn lực thông tin và các sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện một cách chính xác giúp cho khách hàng lập kế hoạch, đưa ra quyết định và thực hiện các công việc trong mọi hoạt động của đời sống.

10

        Trung tâm học liệu còn là nơi hướng dẫn nghiệp vụ và bổ sung nguồn lực thông tin cho hệ thống thư viện khoa của Trường Đại học Cần Thơ. Bao gồm có 16 thư viện khoa & viện như: 1. Thư viện khoa công nghệ; 2. Thư viện khoa công nghệ thông tin và truyền thông; 3. Thư viện khoa dự bị dân tộc; 4. Thư viện khoa khoa học chính trị; 5. Thư viện khoa khoa học tự nhiên; 6. Thư viện khoa xã hội và nhân văn; 7. Thư viện khoa kinh tế; 8. Thư viện khoa Luật; 9. Thư viện khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên; 10. Thư viện khoa ngoại ngữ; 11. Thư viện khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng; 12. Thư viện khoa phát triển nông thôn; 13. Thư viện khoa sư phạm; 14. Thư viện khoa thủy sản; 15. Thư viện viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học; 16. Thư viện trường THPT thực hành sư phạm.

         Trung tâm học liệu có nhiệm vụ thiết đặt quan hệ và hợp tác quốc tế để trao đổi, học tập và chia sẻ kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ. Ngoài ra, Trung tâm học liệu còn có nhiệm vụ tư vấn và lập đề án phát triển Thư viện cho các đơn vị liên kết.

                     Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Trung tâm học liệu, 2016

            Trung tâm học liệu có nhiệm vụ giảng dạy sinh viên chuyên ngành thông tin thư viện về thực hành thư viện tại các tổ chuyên môn nghiệp vụ trong Trung tâm học liệu như: Tổ Dịch vụ thông tin; Tổ Tài nguyên thông tin; Tổ Công nghệ thông tin trong các tổ có từng bộ phận chuyên môn.

Ngoài ra, Trung tâm học liệu còn tham gia giảng dạy lớp kỹ năng thông tin cho sinh viên hay học viên cao học đầu khóa học trong từng năm học.

 Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2017

            2.2.3 Đánh giá thực trạng kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ

           Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập thực tế của sinh viên tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ đối với lớp kĩ năng thông tin đạt hiệu quả thì công việc Xác định chuẩn - Điều sinh viên có thể thực hiện; Xây dựng nhiệm vụ - Điều sinh viên phải thực hiện để chứng tỏ đã thực hiện được; Xác định các tiêu chí – Những dấu hiệu đặc trưng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ; Xây dựng bảng hướng dẫn nhằm phân biệt các mức độ hoàn thành, mức độ đạt các tiêu chí

       2.2.3.1 Các chuẩn sinh viên có thể thực hiện

          Sinh viên hay học viên cao học đã học lớp kỹ năng thông tin làMôn học cung cấp cho Anh/Chị những kiến thức cần thiết trong việc tìm kiếm thông tin và những kỹ năng cần thiết tìm kiếm thông tin hiệu quả

11

 

       2.2.3.2 Nhiệm vụ sinh viên phải thực hiện

Nghe giảng bài và thực hành bài tập đúng và hiệu quả. Cuối buổi học điền vào bảng đánh giá lớp kỹ năng thông tin và gửi lại TTHL

            2.2.3.3 Các tiêu chí để đánh giá

      *Tiêu chí đánh giá chung giờ giảng

  1. a.   Phương pháp

Phương pháp giảng phù hợp với đặc thù môn học và nội dung

Bài giảng chuẩn bị đầy đủ khoa học

Phân phối thời gian hợp lý

Sử dụng và kết hợp các phương tiện giảng dạy

  1. b.   Nội dung kiến thức

Chính xác

Khoa học

Bảo đảm tính hệ thống và đầy đủ nội dung

Liên hệ thực tế

  1. c.    Tác phong

Tác phong

Tâm lí

Lời nói

*Tiêu chí đánh giá sinh viên

Cảm nhận từ kết quả đạt được của khóa học

Môn học cung cấp cho Anh/Chị những kiến thức cần thiết trong việc tìm kiếm thông tin

Môn học cung cấp cho Anh/Chị những kỹ năng cần thiết tìm kiếm thông tin hiệu quả

Môn học giúp Anh/Chị nâng cao kỹ năng: Tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu

12

Môn học giúp Anh/Chị nâng cao kỹ năng: Giao tiếp

Môn học giúp Anh/Chị nâng cao kỹ năng: Làm việc nhóm

Môn học giúp Anh/Chị nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ

Môn học giúp Anh/Chị phát triển phẩm chất người học (đạo đức, nhân cách, lối sống, trách nhiệm, kỷ luật…)

Anh/Chị tự tin về triển vọng nghề nghiệp sau tốt nghiệp

Anh/Chị hài lòng về chất lượng giảng dạy của giảng viên đối với môn mình học

*Tiêu chí đánh giá tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ

Đường dẫn đánh giá lớp kỹ năng tìm kiếm thông tin được xây dựng vào năm 2011 đến nay tại website Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ

http://www.lrc.ctu.edu.vn/ - DỊCH VỤ - ĐÀO TẠO - Dịch vụ miễn phí - Đào tạo Kỹ năng tìm kiếm thông tin - Đánh giá lớp Kỹ năng tìm kiếm thông tin

1. Nội dung hướng dẫn

2. Nội dung thực hành

3. Tài liệu được cung cấp

4. Phương pháp trình bày của Cán bộ hướng dẫn

5. Sự nhiệt tình của Cán bộ đối với việc hướng dẫn

6. Khả năng khai thác thông tin của Anh (Chị) sau buổi hướng dẫn

7. Khả năng đánh giá, phân tích và thu thập các nguồn thông tin của Anh (Chị) sau buổi hướng dẫn

8. Thời gian và thời lượng tổ chức buổi   hướng dẫn

9. Cơ sở vật chất

10. Máy vi tính và đường truyền

11. Vấn đề gì Anh (Chị) quan tâm nhất trong buổi hướng dẫn?

12. Đánh dấu vào các CSDL, công cụ tìm kiếm đáp ứng nhu cầu của Anh (Chị)

13

13. Ý kiến khác (hoặc đánh giá chung về buổi hướng dẫn)

            2.2.3.4 Xác định bảng hướng dẫn nhằm phân biệt các mức độ hoàn thành, mức độ đạt các tiêu chí

Bảng hướng dẫn này được thống kê từ 166 sinh viên, học viên cao học trong năm 2017 theo từng mức độ hoàn thành Mức 1: chưa tốt cho đến Mức 5: rất tốt

Bảng 2.2 Mức độ hoàn thành và mức độ đạt được các tiêu chí

STT

Các tiêu chí đánh giá

Tổng điểm

Mức độ % hoàn thành

1

Nội dung hướng dẫn

755

454,8

2

Nội dung thực hành

729

439,1

3

Tài liệu được cung cấp

738

444,5

4

Phương pháp trình bày của Cán bộ hướng dẫn

723

435,5

5

Sự nhiệt tình của Cán bộ đối với việc hướng dẫn

785

472,8

6

Khả năng khai thác thông tin của Anh (Chị) sau buổi hướng dẫn

696

419,2

7

Khả năng đánh giá, phân tích và thu thập các nguồn thông tin của Anh (Chị) sau buổi hướng dẫn

698

420,5

8

Thời gian và thời lượng tổ chức buổi   hướng dẫn

699

421.1

9

Cơ sở vật chất

738

444,5

10

Máy vi tính và đường truyền

667

401,8

Nguồn: Tác giả thống kê 2017

Điểm hoàn thành cao nhất trong 166 sinh viên và học viên cao học là 830, ở bảng hướng dẫn trên mức độ hoàn thành trung bình khoảng 400 trở lên. Điều này cho thấy mức độ hoàn thành đạt mức tốt vì thế TTHL cần phải nổ lực và cải tiến các tiêu chí còn hạn chế như nội dung và phương pháp giảng dạy. 

14

 

            2.2.3.5 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong đánh giá kết quả học tập kĩ năng thông tin của sinh viên tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ

a. Điểm mạnh

Nội dung hướng dẫn được trình bày rõ rang và khoa học

Tài liệu được cung cấp chặt chẽ đúng với tài liệu mà TTHL đang có

Cơ sở vật chất hiện đại

b. Điểu yếu

Khả năng khai thác thông tin của Anh (Chị) sau buổi hướng dẫn còn hạn chế

Thời gian và thời lượng tổ chức buổi hướng dẫn còn ít chỉ có 4 giờ trong ngày

c. Cơ hội

Nội dung thực hành trên tài liệu và cơ sở dử liệu đang có

Phương pháp trình bày của Cán bộ hướng dẫn giảng phù hợp với đặc thù môn học và nội dung

Sự nhiệt tình của cán bộ với việc hướng dẫn sử dụng và kết hợp các phương tiện giảng dạy

      d.Thách thức

Máy vi tính cũ và đường truyền đang nâng cấp

Khả năng đánh giá, phân tích và thu thập các nguồn tài liệu của sinh viên và học viên cao học còn bất cập

15

 

    2.3 BIỆN PHÁP CẢI TIẾN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

            2.3.1 Ma trận Swot kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Dựa vào các tiêu chí và bảng hướng dẫn trên để hình thành ma trận Swot kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

16

Bảng 2.3 Ma trận SWOT kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

 

 

 

SWOT

Các điểm mạnh (S)

 1.Nội dung hướng dẫn được trình bày rõ ràng và khoa học

 2.Tài liệu được cung cấp chặt chẽ đúng với tài liệu mà TTHL đang có

 3.Cơ sở vật chất hiện đại

Các điểm yếu (W)

1.Khả năng khai thác thông tin của Anh (Chị) sau buổi hướng dẫn còn hạn chế

2.Thời gian và thời lượng tổ chức buổi hướng dẫn còn ít chỉ có 4 giờ trong ngày

Các cơ hội (O)

1.Nội dung thực hành trên tài liệu và cơ sở dử liệu đang có

2.Phương pháp trình bày của Cán bộ hướng dẫn giảng phù hợp với đặc thù môn học và nội dung

3.Sự nhiệt tình của cán bộ với việc hướng dẫn sử dụng và kết hợp các phương tiện giảng dạy hiện đại

Biện pháp SO

- Kết hợp S1, S2, S3 + O1, O2, O3

1. Mặc dầu nội dung hướng dẫn được trình bày rõ ràng và khoa học và nội dung thực hành trên cơ sở dử liệu TTHL. Tuy nhiên TTHL cũng cần biên soạn giáo trình kỹ năng thông tin để đảm bảo chuẩn kiến thức mà sinh viên hay học viên cao học cần đạt được khi học xong môn học

2. Cải tiến liên tục phương pháp giảng dạy theo từng chuyên ngành của sinh viên và học viên cao học

3. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ có học vấn thạc sĩ giảng dạy lớp kỹ năng thông tin

Biện pháp WO

- Kết hợp W1, W2 + O1, O2, O3

1. Cán bộ hướng dẫn cần sắp xếp thêm thời giang cho sinh viên thực hành để nâng cao khả năng khai thác thông tin của sinh viên thật hiệu quả và rút ngắn thời gian tìm tin

2. Tuy thời gian hướng dẫn ít nhưng đòi hỏi sinh viên cần phát huy ý thức tự học và tự tìm kiếm thông tin của mình hiệu quả rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin cho việc học và nghiên cứu của mình

Các thách thức (T)

1.Máy vi tính cũ và đường truyền internet đang nâng cấp

2.Khả năng đánh giá, phân tích và thu thập các nguồn tài liệu của sinh viên và học viên cao học còn hạn chế

Biện pháp ST

- Kết hợp S1, S2, S3+ T1, T2

1. Phân nhóm thực hành và báo cáo kết quả thực hành

2. Ngoài việc dạy kỹ năng tìm kiếm thông tin cho sinh viên ra cán bộ giảng dạy cho sinh viên kỹ năng tự đánh giá, phân tích và thu thập tài liệu mình cần hiệu quả

Biện pháp WT

- Kết hợp W1,W2 + T1, T2

1. Nâng cắp Wifi để hỗ trợ việc tìm tin trên thiết bị di động thay thế thiết bị hay máy tính cũ hay bị hư

2. TTHL nâng cấp công cụ tìm tin OPAC và liệt kê các trang web có uy tính giới thiệu hay hướng dẫn cho sinh viên, học viên cao học để việc tìm tin hiệu quả

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2017

        2.3.2 Biện pháp cải tiến chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Từ bảng 3.1 Hình thành các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo ma trận SWOT

       Nhóm biện pháp SO. Nhằm tận dụng điểm mạnh đón đầu cơ hội

- . Mặc dầu nội dung hướng dẫn được trình bày rõ ràng và khoa học và nội dung thực hành trên cơ sở dử liệu TTHL. Tuy nhiên TTHL cũng cần biên soạn giáo trình kỹ năng thông tin để đảm bảo chuẩn kiến thức mà sinh viên hay học viên cao học cần đạt được khi học xong môn học

- Cải tiến liên tục phương pháp giảng dạy theo từng chuyên ngành của sinh viên và học viên cao học

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ có học vấn thạc sĩ giảng dạy lớp kỹ năng thông tin

       Nhóm biện pháp WO. Nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong như:

- Cán bộ hướng dẫn cần sắp xếp thêm thời giang cho sinh viên thực hành để nâng cao khả năng khai thác thông tin của sinh viên thật hiệu quả và rút ngắn thời gian tìm tin

17

- Tuy thời gian hướng dẫn ít nhưng đòi hỏi sinh viên cần phát huy ý thức tự học và tự tìm kiếm thông tin của mình hiệu quả rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin cho việc học và nghiên cứu của mình

        Nhóm biện pháp ST. Sử dụng những thế mạnh của TTHL để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động của những thách thức bên ngoài như:

- Phân nhóm thực hành và báo cáo kết quả thực hành

- Ngoài việc dạy kỹ năng tìm kiếm thông tin cho sinh viên ra cán bộ giảng dạy cho sinh viên kỹ năng tự đánh giá, phân tích và thu thập tài liệu mình cần hiệu quả

        Nhóm biện pháp WT. Là chiến lược phòng thủ theo hướng giảm điểm yếu bên trong và tránh các nguy cơ bên ngoài.

- Nâng cắp Wifi để hỗ trợ việc tìm tin trên thiết bị di động thay thế thiết bị hay máy tính cũ hay bị hư

- TTHL nâng cấp công cụ tìm tin OPAC và liệt kê các trang web có uy tính giới thiệu hay hướng dẫn cho sinh viên, học viên cao học để việc tìm tin hiệu quả

Bảng đánh giá trên chỉ là bảng đánh giá chung cho Trung tâm học liệu chưa đi sâu vào đánh giá kết quả học tập của sinh viên và cũng chưa được tính vào hệ thống điểm của Trường.

18

 

3. KẾT LUẬN

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là việc làm quan trọng và cần thiết nhất hiện nay mục đích cải tiến kết quả học tập cũng như cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy của Thầy Cô, bỗ sung những hạn chế về nguồn lực của bộ môn, khoa và của Nhà trường.

Việc kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của sinh viên, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của sinh viên. Mục tiêu cuối cùng là chất lượng giáo dục cũng như kết quả học tập của sinh viên được nâng cao. Việc nhìn nhận kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình thức: Dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thường xuyên.

Thông qua nó bản thân tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy. Muốn hoạt động học tập có hiệu quả nhất thiết phải chủ động tự giác học tập bất cứ lúc nào có thể bằng chính nội lực của bản thân. Vì nội lực mới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. 1.      Trần Bá Hoành (1995). Đánh giá trong giáo dục. Nxb – Hà Nội
  2. 2.      Vũ Lan Hương (2013). Giáo trình đánh giá trong giáo dục Đại học. Nxb -TP. Hồ Chí Minh
  3. 3.      John Wiley and Sons (2004). Assessment clear and simple, A Practical Guide for Institutions, Departments, and General Education. Published by Barbara E. Walvoord
  4. 4.      Trần Thị Tuyết Oanh (2010). Đánh giá trong giáo dục Đại học. Nxb – Hà Nội
  5. 5.      Dương Thiệu Tống (2005). Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (Phương pháp thực hành). Nxb – Khoa học Xã hội
  6. 6.      Witte, Raymond H (2012). Classroom Assessment for Teachers. Published by McGraw-Hill

PHỤ LỤC 1

Đề tiểu luận kết thúc học phần môn đánh giá trong giáo dục đại học

Yêu cầu: Mỗi học viên chọn một trong ba vấn đề dưới đây viết tiểu luận (kết thúc môn); nộp vào thứ 7 (07-10-2017)

  1. Xác định các hình thức của đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết của bộ môn đang dạy (Nêu những khó khăn nếu có).
  2. Phân tích chức năng thông tin phản hồi trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Liên hệ bộ môn đang giảng dạy hay đơn vị đang công tác.
  3. Phân tích thực trạnh và biện pháp cải tiến kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở bộ môn (hoặc đơn vị công tác).

 

 

MỤC LỤC 2

Đánh Giá Lớp Kỹ Năng Thông Tin

* Các Anh (Chị) vui lòng cho phản hồi của mình vào phiếu đánh giá sau. Góp ý của các Anh (Chị) sẽ giúp chúng tối cải tiến chương trình được tốt hơn.
* Thời gian hoàn thành phiếu đánh giá: 5-7 phút

Top of Form

♦ Ngày đánh giá

♦ Tên Cán bộ hướng dẫn

♦ Nơi công tác/học tập của học viên

♦ Lĩnh vực công tác/học tập của học viên

♦ Trình độ

    • Cử nhân
    • Thạc sĩ
    • Tiến sĩ
    • Khác

    1. Nội dung hướng dẫn

     

    1

    2

    3

    4

    5

     

    Chưa tốt

    Rất tốt

    2. Nội dung thực hành

     

    1

    2

    3

    4

    5

     

    Chưa tốt

    Rất tốt

    3. Tài liệu được cung cấp

     

    1

    2

    3

    4

    5

     

    Chưa tốt

    Rất tốt

    4. Phương pháp trình bày của Cán bộ hướng dẫn

     

    1

    2

    3

    4

    5

     

    Chưa tốt

    Rất tốt

    5. Sự nhiệt tình của Cán bộ đối với việc hướng dẫn

     

    1

    2

    3

    4

    5

     

    Chưa nhiệt tình

    Rất nhiệt tình

    6. Khả năng khai thác thông tin của Anh (Chị) sau buổi hướng dẫn

     

    1

    2

    3

    4

    5

     

    Chưa tốt

    Rất tốt

    7. Khả năng đánh giá, phân tích và thu thập các nguồn thông tin của Anh (Chị) sau buổi hướng dẫn

     

    1

    2

    3

    4

    5

     

    Chưa tốt

    Rất tốt

    8. Thời gian và thời lượng tổ chức buổi hướng dẫn

     

    1

    2

    3

    4

    5

     

    Chưa tốt

    Rất tốt

    9. Cơ sở vật chất

     

    1

    2

    3

    4

    5

     

    Chưa tốt

    Rất tốt

    10. Máy vi tính và đường truyền

     

    1

    2

    3

    4

    5

     

    Chưa tốt

    Rất tốt

    11. Vấn đề gì Anh (Chị) quan tâm nhất trong buổi hướng dẫn?

    12. Đánh dấu vào các CSDL, công cụ tìm kiếm đáp ứng nhu cầu của Anh (Chị)

      • Tài liệu số Trung tâm Học liệu
      • Tạp chí KH Việt Nam
      • AGORA
      • ProQuest
      • HINARI
      • OARE
      • Lyell Collection
      • OPAC
      • Khác

      13. Ý kiến khác (hoặc đánh giá chung về buổi hướng dẫn)

      Cám ơn Anh (Chị) đã hợp tác!                                                     

      0