24/05/2017, 13:04

Phân tích tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao

Phan tich bi kich cua nhan vat Ho trong truyen ngan Doi thua – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa qua đó làm rõ tư tưởng nhân đạo của Nam Cao. Với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người đọc gặp Thúy Kiều với bi ...

Phan tich bi kich cua nhan vat Ho trong truyen ngan Doi thua – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa qua đó làm rõ tư tưởng nhân đạo của Nam Cao. Với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người đọc gặp Thúy Kiều với bi kịch của một kiếp “tài hoa bạc mệnh”, ở “Chí Phèo” là bi kịch của một con người khát khao lương thiện, và cũng ở Nam Cao ta gặp bi kịch của Hộ trong ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa qua đó làm rõ tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.

Với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người đọc gặp Thúy Kiều với bi kịch của một kiếp “tài hoa bạc mệnh”, ở “Chí Phèo” là bi kịch của một con người khát khao lương thiện, và cũng ở Nam Cao ta gặp bi kịch của Hộ trong “Đời thừa” – bi kịch của một người trí thức.

Bi kịch của nhân vật Hộ trong “Đời thừa” là bi kịch của một nhà văn – một trí thức giữa cơn bể dâu của cuộc đời. Nhà văn ấy giữ được phẩm giá của mình, ý thức được “thiên chức” cao cả của mình vậy mà đành bó tay bất lực.

Hộ là một nhà văn nghèo có lương tâm và có tài. Khi chưa có vợ con, “với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ”. Nhưng từ khi lấy Từ và có với nhau một bầy con thơ thì Hộ đã rơi vào tấn bi kịch ghê gớm, bị cái nợ áo cơm ghì sát đất, Hộ cứ luẩn quẩn nỗi trong bao nỗi khổ tâm. Vì anh là người đặt tình thương lên hàng đầu, lẽ sống của anh là tình thương. Tình thương là trên hết.

Chính trong lời khẳng định về tác phẩm trong tương lai của mình, anh đã nói: tác phẩm có giá trị là tác phẩm “ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bằng”. Trong đời thực cũng vậy, cũng xuất phát từ tình thương, anh đã đón Từ, giúp Từ thoát khỏi những tủi nhục khi một mình trơ trọi với những đứa con không cha. Những giọt nước mắt của Từ và của bà mẹ già của Từ đã khiến anh xúc động. Họ muốn khóc cho đến khi “bao xương thịt cứ tan ra thành nước mắt” nhưng gặp anh, tình yêu của anh đã tỏa rạng đến họ giúp họ thoát khỏi những đớn đau. Nhưng anh đau khổ vì cái tên anh cứ lu mờ dần sau những tên khác mới xuất hiện rực rỡ, nhưng với Từ và đàn con anh là biểu tượng sáng chói của tình thương. Thế nhưng anh cũng chẳng giữ trọn vẹn được cái lẽ sống cao quý ấy của mình nữa. Quả là một sai lầm khi anh kết luận: nguyên nhân sụp đổ của giấc mộng văn chương chính là vợ anh và đàn con nheo nhóc kia. Thất vọng trong văn chương, buồn chán trong không khí gia đình đã khiến anh tìm niềm vui trong men rượu để quên đi tất cả.

phan tich bi kich nhan vat ho trong doi thua nam cao

Trong men rượu, anh cũng không hiểu tại sao mình về được đến nhà. Anh chỉ biết anh đã tỉnh dậy trên giường nhà mình khi tay chân rã rời. Men rượu ấy chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho bi kịch trong anh xuất hiện. Rượu đã khiến anh trở thành kẻ vô học. Men rượu không giúp anh có được cái tình của Chí Phèo giúp hắn hướng về thiên lương, men rượu khiến anh trở thành kẻ tiểu nhân vô học. Anh đã đánh vợ con anh như một kẻ vũ phu, anh đã đánh đập vợ, người vợ hiền lành tận tụy của mình không biết bao nhiêu lần mà kể. Anh đã chỉ thẳng mặt Từ mà quát mắng: “cả con mẹ mày nữa cũng đáng vật chết”. Anh đã làm tất cả trong hơi say. Để rồi khi tỉnh dậy “mắt nhớn nhác tìm Từ”, dịu dàng nắm lấy tay Từ, lòng hối hận “khóc nức nở” là hình ảnh cảm động nhất về tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

 Cuộc đời anh quả là đời thừa. Bi kịch đầu tiên là bi kịch của những giấc mộng văn chương nhưng còn không đau đớn bằng bi kịch này. Anh đã động đến phần cao quý nhất, đó là bi kịch tinh thần của một con người hơn nữa đó lại là một người ý thức được phẩm giá nhân cách của mình nhất. Với tư cách là một nhà văn anh đã gây ảnh hưởng đến người đọc từ những bài văn viết lấy lợi nhuận. Lẽ sống tình thương là cái được anh đề cao nhất mà anh còn vi phạm thì chẳng còn gì nữa cả. Bi kịch này còn lớn hơn gấp bội bi kịch kia, bởi lẽ sống tình thương là chỗ dựa của bao phẩm giá, giá trị khác đã sụp đổ. Bi kịch này dường như đã bao trùm thành bi kịch của cả cuộc đời anh. Anh đổ lỗi tất cả cho gia đình, nhưng tất cả lại là tại anh. Nhưng cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, ở đây nguyên nhân chính là xã hội đương thời. Chính xã hội ấy đã đẩy anh phải lo “cơm áo, gạo tiền”. Nỗi lo sinh kế đã khiến anh phải từ bỏ giấc mộng văn chương. Và chính những điều đó đã khiến anh chà đạp lên lẽ sống tình thương của mình. Có lẽ chính anh cũng không hiểu được nguyên nhân ấy. Đó chính là cái bế tắc của thời đại mà anh sống.

Với nhân vật Hộ trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã phản ánh chân thực tình cảnh nghèo khổ, tủi nhục, bế tắc của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Tấn bi kịch tinh thần của Hộ cũng như của những nhà văn nghèo trước cách mạng được Nam Cao thể hiện một cách sâu sắc, từ đó đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, đồng thời lên án cái xã hội ngột ngạt bóp chết ước mơ, tước đi cuộc sống chân chính của con người.

0