24/02/2018, 19:47

Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài).

I. MỞ BÀI – Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành quả quan trọng trong sáng tác văn học, nhất là về đề tài miền núi. – Truyện ...

 

I. MỞ BÀI

–   Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành quả quan trọng trong sáng tác văn học, nhất là về đề tài miền núi.

–   Truyện Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc, là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952), đánh dấu độ chín của phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. MỊ là nhân vật chính, là linh hồn của tác phẩm.

II. THÂN BÀI

A. TÂM TRẠNG VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA MỊ TRONG ĐÊM CỨU A PHỦ

–   Từ vô cảm đến đồng cảm: những đêm trước nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng, Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làmhồi sinh lòng thương người trong Mị(gợi cho Mịnhớ về quá khứ đau đớn của mình, Mị thấy thương xót cho người cùng cảnh ngộ).

–   Nhận ra sự độc ác và bất công: từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh đau đớn và bất lựccủa A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác, thấy người kia việc gì mà phải chết.

–   Hành động cứu người: Mị nhớ lại đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ tự trốn thoát. Nghĩ thế Mị… cũng không thấy sợ. Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và liều mình cắt dây trói của A Phủ.

–   Tự giải thoát cuộc đời mình: đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng…;lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mịchạy theo A Phủ.

B. Ý NGHĨA VIỆC MIÊU TẢ TÂM TRẠNG VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA MỊ

–   Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn; cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi sốphận nhân vật một cách thuyết phục.

–   Thểhiện giá trị nhân đạo: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.

III. KẾT BÀI

Lòng thương người và khát vọng tự do của Mị đã tháo gỡ cái vòng nô lệ của chính mình. Nàng thật sự thoát khỏi cảnh áp bức, trói buộc của bọn chúa núi, để cùng A Phủ tự giải phóng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

0