Phân tích nhân vật ông đồ trong tác phẩm Cảnh cũ người xưa
Đề: Có người cho rằng bài thơ ‘ông đồ ‘ thể hiện sự nuôi tiếc ‘cảnh cũ người xưa ‘ của nhà thơ Vũ Đình Liên, em có đồng ý không? Hãy chứng minh. BÀI LÀM Trước kia, vào những ngày tết, trên bàn thờ Tổ tiên, bên cạnh tấm bánh chưng, bánh giầy, mâm hoa quả là câu đối tết! ...
Đề: Có người cho rằng bài thơ ‘ông đồ ‘ thể hiện sự nuôi tiếc ‘cảnh cũ người xưa ‘ của nhà thơ Vũ Đình Liên, em có đồng ý không? Hãy chứng minh.
BÀI LÀM
Trước kia, vào những ngày tết, trên bàn thờ Tổ tiên, bên cạnh tấm bánh chưng, bánh giầy, mâm hoa quả là câu đối tết!
Rồi trên những tường quét vôi trắng, người ta có dán những bức tranh ‘Đông Hồ’ làm sống dậy một không khí xuân, (tranh lợn âm dương, gà mẹ con, đám cưới chuột, Ông Tài, Ông Lộc v. v... ).
Ngoài đường, trên vỉa hè, phố xá tấp nập, thỉnh thoảng có một ông đồ chít khăn lượt (khăn đóng), mặc áo the, ngồi viết thuê câu đối.
Nhà thơ Vũ Đình Liên đã bắt được những hình ảnh ấy làm tứ cho bài thơ ‘Ôngđồ’:
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua.
Khổ thơ đầu đã gợi lên một sắc thái mới của phố phường. Màu thắm của hoa đào, màu tươi của giấy đỏ, màu đen nhánh của mực tàu và mái tóc hoa râm của ông đồ... Tất cả hài hoà với nhau thành bức tranh lộng lẫy, ngoạn mục. Một vẻ đẹp thánh thiện quá!
Lời thơ ở đây, mới chỉ thoáng qua như gió xuân nhưng đã gợi lên một cái gì thân quen gieo vào lòng người. Nhưng hình ảnh ông đồ thì vẫn còn mờ nhạt: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài ... Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay'
Đến đây thì trí tuệ, tài hoa của ông đồ mới được phô bày ngay trên hè phố. Cái biệt tài ‘phượng múa rồng bay’ mang hồn dân tộc trở thành món quà trang trí ngày tết, một thú chơi tao nhã, mà ông đồ là người phân phát cho mọi nhà!
Người mua hoặc thuê viết câu đối cũng là người có văn hoá có óc thẩm mỹ cao sang xứng đáng với câu nói: ‘Dân tộc ta có bốn ngàn năm văn hiến’.
Nhưng khổ thơ tiếp theo, làm cho người đọc hụt hẫng chơi vơi:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.
Đáng tiếc biết bao, một truyền thống đẹp đã bị mai một, một hình ảnh lộng lẫy sắc xuân đã tàn lụi dần khi nền văn minh phương Tây ập đến. Người ta thay thế câu đối tết, tranh Đông Hồ bằng những tranh nham nhở, màu sắc, hình ảnh lạ lùng... Cùng với những kẹp sô cô la, rượu sâm banh và ‘nhảy đầm’. Đọc lại một lần nữa khổ thơ này ta thấy, hai câu thơ trên như một lời than thở.
Nhưng mỗi năm một vắng Người thuê viết nay đâu.
Hai câu thơ tiếp theo là một sự xuất thần làm cái hụt hẫng trên đây rơi hẳn xuống đáy sâu tâm hồn thành một mối sầu thiên cổ mà không có người thuê viết nữa là duyên cớ:
Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.
‘Giấy đỏ’ thành một thứ phôi pha màu nọ, qua màu kia, ‘nhạt mất màu đỏ’. Mực trong nghiên khô lại... đó là hiện tượng diễn ra người ta thấy được. Nhưng ý thơ không phải dừng ở đó, cái vô hình không trông thấy được bằng mắt mà cảm nhận được là sự mất đi cùng một lúc ‘người thuê viết và ông đồ già ‘ cùng nghĩa với sự tiêu vong một truyền thống văn hoá tinh hoa của dân tộc.
Nỗi buồn giấy mực còn sâu lắng hơn nữa qua khổ thơ tiếp theo trong tiếng thổn thức, hoài cổ:
Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay.
Ông đồ, một biểu tượng của nền văn hoá cổ truyền, ngồi trên hè phố viết thuê câu đối. Ấy thế mà bỗng mất đi.
Cuối cùng vần thơ còn lại như một tiếng kêu than, nghe sao nó não nề, u buồn:
Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hổn ở đâu bây giờ?
Hình ảnh của xứ sở thì hoa đào vẫn nở, nhưng bóng dáng ông đồ già thì không còn thấy nữa. Nhà thơ hỏi mà chẳng có lời đáp lại:
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
Là con người, ai già cũng phải chết, ‘những người muôn năm cũ’ tất nhiên đi vào quá khứ. Nhưng cái không thể chết được là phần hồn, tức là truyền thống dân tộc sẽ còn mãi. Phải chăng nhà thơ muốn nói thế?
Hay là cái mất đi sẽ vĩnh viễn không còn nữa?
Bài thơ kép lại trước một dấu hỏi biểu thị sự ngơ ngác, hoang mang, nuối tiếc, xót xa của một tấm lòng yêu đất nước qua truyền thống dân tộc. Nhà thơ thấy như mình lạc lõng, bơ vơ, mất phương hướng.
Rõ ràng đó là sự chứng minh hùng hồn rằng qua bài thơ ông đồ, Vũ Đình Liên đã nói lên nỗi lòng mình nuối tiếc cái ‘cảnh cũ người xưa’ nhưng đó là ‘mần non chồi biếc’ của ngày xuân, là sắc diện tươi đẹp của những ngày tết đến.
Bài thơ chia làm hai phần rõ rệt. Một phần nói đến ông đồ với tấm lòng trân trọng, thiết tha, một hình tượng sống động, mang hồn dân tộc.
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ.
Và cái phần khác tiếp tục là sự nuối tiếc cái quá khứ không hẳn là vàng son, nhưng nó đẹp biết bao, và lời thơ như nhắn gửi vào nơi xa xăm nào đó ‘Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?