31/05/2017, 12:26

Phân tích nhân vật người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Đó là anh thanh niên một mình sống vắt vẻo trên đỉnh núi Yên Sơn với rừng xanh, mây trắng, bão tuyết, sương rơi, ở độ cao hai ngàn sáu trăm mét để làm công tác khí tượng. Nếu là một người tầm thường, nhút nhát và yếu đuối; hẳn anh không dám sống một nơi như thế: một nơi không thể ỷ lại, dựa dẫm vào ...

Đó là anh thanh niên một mình sống vắt vẻo trên đỉnh núi Yên Sơn với rừng xanh, mây trắng, bão tuyết, sương rơi, ở độ cao hai ngàn sáu trăm mét để làm công tác khí tượng. Nếu là một người tầm thường, nhút nhát và yếu đuối; hẳn anh không dám sống một nơi như thế: một nơi không thể ỷ lại, dựa dẫm vào ai, lại phải một mình làm việc giữa thiên nhiên khắc nghiệt. Ngược lại, ta biết ngay, anh là người thanh niên rất kiên cường và có bản lĩnh.

INhập đề

Nếu Đà Lạt là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở miền Nam thì Sa Pa là thắng cảnh lí tưởng nơi xứ Bắc. Năm 1972, nhân chuyến đi Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã sáng tác một truyện ngắn đặc sắc: “Lặng lẽ Sa Pa”. Một cái tựa truyện thật dung dị... nhưng “Lặng lẽ Sa Pa” lại gây nên xôn xao trong lòng biết bao người! Vì sao thế?

IIGiải quyết vn đề

Khái quát về tác phẩm: “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn, kể về cuộc gặp gỡ trên đường đi Sa Pa của một bác tài xế, một người hoạ sĩ già, cô kĩ sư vừa tốt nghiệp và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn. Cuộc sống và hành động của anh đã nói lên một ý nghĩa: Sa Pa không phải là nơi yên tĩnh, đó là một nơi người ta hoạt động sôi nổi không ngừng!

Sau phần giới thiệu các nhân vật, truyện bắt đầu bằng một phong cảnh thiên nhiên rực sáng.

“Nắng bây giờ đã bắt đầu lan tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quả đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc... những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng cây. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương”...

• Phân tích nhân vật anh thanh niên:

Lúc ấy, bác tài dừng xe, nói với người hoạ sĩ: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian”. Lời nói đã lôi cuốn sự chú ý của mọi người.

1. Anh rất kiên cường, có bản lĩnh

2. Anh rất nhân ái, cởi m, vô tư, hồn hậu, tháo vát

Đọc đến đây, ta có thể nhen nhúm một tình thương hại, ta có thể tưởng tượng ra đó là một thanh niên khắc khổ, hay phiền muộn nhưngười bị giam hãm. Ngược lại, anh đã xuất hiện trước mắt mọi người với nét mặt rạng rỡ, với gói thuốc bổ làm quà cho vợ bác tài xế, giỏ trứng để ăn trưa cho cả ba người. Tất cả rất đơn giản, rất tự nhiên, mà cứ chói sáng lên những đức tính nhân ái, cởi mở, vô tư, mà hồn hậu và tháo vát nơi anh.

3. Anh có cuộc sống tinh thần phong phú, say mê nghệ thuật và khoa học

Đối với bác tài xế, là chỗ thân tình, ta lại không hề thấy anh có một hành động nào của kẻ thực dụng như gởi mua thuốc lá, hàng tiêu dùng nơi thành đô mà ngược lại anh “mừng quýnh lên” với những cuốn sách. Chính thái độ ấy làm ta cảm động và cảm phục một cuộc sống tinh thần phong phú, một tấm lòng say mê khoa học nghệ thuật của một người trí thức mới, dù sống trong gian khổ.

4. Anh rất biết tổ chức, có tâm hồn khoáng đạt, yêu thiên nhiên

Tiếp theo đó, bác họa sĩ tưởng tượng ra cảnh một căn nhà tuềnhtoàng, một cái chăn chưa gấp... thì trước mắt lại hiện ra một vườn hoa rực rỡ với các loại đơn, thược dược đủ màu sắc. Một vườn hoa tươi tốt đến độ trong nháy mắt, anh đã cắt xong một bó hoa to đểtặng khách. Hình ảnh ấy đã khiến ta tự hỏi: hoa tốt tươi nhờ sương gió Yên Sơn hay hoa tươi tốt nhờ một bàn tay khéo léo, biết tổ chức, một tâm hồn khoáng đạt, yêu thiên nhiên thật thiết tha và tích cực?

5. Anh tận tình tận lực, tự giác làm việc với kỉ luật cao

Những điểm nổi bật nhất nơi anh là qua những lời tâm sự chân tình, chúng ta thấy được anh không phải là người cô đơn, vì anh nói: “Ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia” nhưng việc của anh đầu phải như việc dễ dàng của một nhân viên trong văn phòng giữa thành phố, hay một nhà hóa học với các chai lọ thủy tinh? Công việc khoa học của anh tuy có đủ máy móc hỗ trợ nhưng phải thực hiện vào đúng những thời khắc nhất định như nửa đêm, giữa trưa, ởvùng băng giá với tuyết đổ, sương rơi, bất kì thiên nhiên thế nào, đến đúng thời điểm ấy anh vẫn phải thức giấc, xách đèn đi ốp, xách máy đi đo, không bỏ một ngày, không quên một buổi, âm thầm và bền bỉ góp phần cho không quân Việt Nam hạ được bao nhiêu B52 của Mỹ. Từ bàn tay và nhiệt huyết ấy, có ai tính được đã bao nhiêu hạt lúa nảy mầm đúng vụ, bao nhiêu hoa đã kết trái tốt tươi? Bất kể chiếc đèn bão lù mù trong gió tuyết, bất kể những làn gió lạnh cóng lúc nửa đêm, anh đã tận tình, tận lực làm việc và làm với tinh thần tự giác và kỉ luật cao độ!

6. Anh rất khiêm tốn, hòa mình vào đội ngũ những người trí thức cống hiến thầm lặng

Người hoạ sĩ đã nắm bắt được một đề tài quýbáu đểsáng tác: hình ảnh của chính anh thanh niên. Nhưng... anh đã cất lời:

“Bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau... hay là nhà nghiên cứu khoa học đang trong tư thế sẵn sàng chờ sét... mười một năm không một ngày xa cơ quan... không đi đến đâu mà tìm vợ...”

Lời nói thật thà ấy không những thể hiện lòng khiêm tốn, mà còn vẽ ra trước mắt chúng ta một đội ngũ những người trí thức mới đang hy sinh và công hiến lặng thầm tuổi xuân, chất xám và hạnh phúc cá nhân của mình cho dân tộc, trên khắp mọi miền đất nước, kể cả những nơi tưởng chừng lặng lẽ, hoang vu chập chùng mây tuyết như Sa Pa giá băng. Họ là những tấm gương đi trước, sáng ngời cho cô kĩ sư trẻ soi mình, dẫn bước. Họ đã cống hiến và tiếp tục công hiến nhờ một lẽ sống cao đẹp, một tâm hồn tươi thắm và một bản lĩnh kiên cường.

Sơ kết: Qua hình ảnh anh thanh niên, tác giả đã ca ngợi phẩm chất của những người trí thức có lẽ sống cao đẹp, yêu đời và say mê khoa học, tự giác làm việc tận tình ở mọi miền đất nước, với bản lĩnh kiên cường đáng khâm phục. Dù ở Sa Pa giá lạnh, những người như anh... đã lặng lẽ làm việc và gắn bó với xã hội, với nhân dân bằng các công việc có ý nghĩa lớn lao của mình, bằng bầu nhiệt huyết luôn nóng bỏng.

IIIKết luận

1. Giá trị, tác dụng của nhân vật

Nhân vật anh thanh niên trở thành nhân vật nổi bật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, gợi tình yêu thương cảm phục trong lòng biết bao người đọc, đánh dấu một bước thành công trong cuộc đời sáng tác của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tiếc thay ngày 04/05/1991, tác giả đã vĩnh viễn ra đi sau một cơn bệnh đột ngột.

2. Giá trị tác phẩm

Tưởng nhớ tác giả, nhà văn Hoài Anh đã nhớ lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”:

“Truyện kể về sự cô độc của những con người ở “Sa Pa”, của anh thanh niên làm công tác khí tượng vắt vẻo trên cái tổ chim cao hai ngàn sáu trăm mét... giữa mùa đông rét mướt, nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Qua đó anh đã thể hiện cái ý: Sa Pa không phải là nơi yên tĩnh, hên dưới sự yên tĩnh ấy người ta làm, việc”.

3. Vị trí tác giả

Nhà văn Nguyễn Thành Long “vốn bản tính lặng lẽ” nhưng cũng như ở Sa Pa, anh đã lặng lẽ làm việc hết mình, nghiêm túc, đầy ý thức và lương tâm nhà văn, trong hoàn cảnh cô đơn như người khí tượng trên đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét mà anh từng biểu dương trong văn học.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net

WeagmaZoorm

0 chủ đề

23911 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0