28/05/2017, 20:33

Phân tích nhân vật chị Dậu qua nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân

Đề bài: Phân tích nhân vật chị Dậu qua nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân “Với tác phẩm tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn” Tắt đèn là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô tất Tố, tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ ...

Đề bài: Phân tích nhân vật chị Dậu qua nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân “Với tác phẩm tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn” Tắt đèn là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô tất Tố, tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của người nông dân Việt nam đầu thế kỉ XX, dưới sự đô hộ của Thực dân Pháp. Nhân vật chính của tác phẩm là nhân vật chị Dậu và câu chuyện về sưu thuế đã đẩy con người ...

Đề bài: “Với tác phẩm tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”

Tắt đèn là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô tất Tố, tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của người nông dân Việt nam đầu thế kỉ XX, dưới sự đô hộ của Thực dân Pháp.

Nhân vật chính của tác phẩm là nhân vật chị Dậu và câu chuyện về sưu thuế đã đẩy con người ta đến mức đường cùng. Tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố đã tái hiện lại một cách chân thực và sống động thực trạng đen tối của xã hội nông thôn Việt Nam những năm đầu của thế kỉ XX.

Tắt đèn đã mở ra cho người đọc về không khí căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông Xá trong các vụ thúc thuế “..Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đạp, tiếng kêu khóc vang lên như một cuộc săn người”. và trong không khí, hoàn cảnh ấy, nhà văn Ngô Tất Tố đã giới thiệu về hoàn cảnh gia đình của chị Dậu- nhân vật trung tâm của tác phẩm: “Gia đình chị Dậu thuộc loại nhất nhì hạng cùng đinh nên mấy hôm nay chị phải chạy ngược chạy xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu”

Như vậy, ấn tượng đầu tiên của người đọc đó chính là một người nông dân nghèo, khốn cùng nhất trong những kẻ khốn cùng trong làng Đông Xá. Vì thuế đinh của chồng mà chị phải chạy ngược, chạy xuôi lo liệu. Trước cách mạng tháng Tám, thuế là tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân:

“Ôi nhớ những ngày nào thuở trước

Xóm làng ta xơ xác héo hon

Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy”

Tác giả Ngô Tất Tố đã thể hiện tình thương, sự cảm thông với nhân vật chị Dậu. Chị Dậu là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng cuoocju đời lại phải chịu nhiều đau khổ do cái đói, cái nghèo và do chính sách bóc lột bạo tàn của thực dân mang lại. Nhưng trong chính cảnh cực khổ, trong con đường cùng thì vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ này càng được bộc lộ rõ nét.

Phẩm chất căn bản của chị Dậu đó chính là thương yêu thương đối với chồng, là đức hi sinh, vị tha, đảm đang tháo vát, giàu lòng tự trọng. Chị còn là người có ý thức sâu sắc về nhân phẩm, là người có bản lĩnh kiên cường và có sức kháng cự mạnh mẽ. Trước sự vô lí, tàn bạo của bọn lính thúc thuế, chị Dậu đã vùng lên bảo vệ mình, bảo vệ anh Dậu, đánh lại tên cai lệ và người nhà của lí trưởng, thể hiện được sức mạnh tiềm tàng, bất khuất của người nông dân Việt Nam.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHỊ DẬU

TẮT ĐÈN

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

NGÔ TẤT TỐ

0