21/02/2018, 09:29

Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Văn hay lớp 11

Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Bài làm 1 Xuân Diệu là nhà thơ say với tình, yêu đời, yêu người một cách tha thiết, mãnh liệt. Những tình cảm, của xúc trong thơ của Xuân Diệu luôn dạt dào và tràn đầy, lênh láng trên từng câu chữ. Bài thơ “Vội ...

Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Bài làm 1

Xuân Diệu là nhà thơ say với tình, yêu đời, yêu người một cách tha thiết, mãnh liệt. Những tình cảm, của xúc trong thơ của Xuân Diệu luôn dạt dào và tràn đầy, lênh láng trên từng câu chữ. Bài thơ “Vội vàng” đã bộc lộ cái tôi trữ tình độc đáo, đầy sức sáng tạo của thi sĩ Xuân Diệu. Đặc biệt khổ thơ đầu tiên đã bộc lộ rõ nét, mãnh liệt hơn cái tôi cá nhân đầy say mê và muốn được hòa mình vào đất trời, muốn được phá vỡ những quy luât của tự nhiên.

“Vội vàng” được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mùa xuân, của tình yêu và của lòng người. Xuân Diệu đã rất tinh tế khi nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên trong mùa xuân, nó khiến cho lòng người lâng lâng và không thể cưỡng lại nổi sức hút hút. Bởi vậy Xuân Diệu với say với cảnh, say với tình, đến nỗi muốn ôm hết cảnh và tình về mình

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của ong bướm này đây khúc tình si.

Có lẽ đọc những vần thơ này, chúng ta nhận ra ít ai mà có tình yêu đến say mê và cuồng nhiệt như thế này. Ông chân thành với đời và muốn được sở hữu nó. Bởi rằng cuộc sống có quá nhiều điều tốt đẹp, quá nhiều điều không thể bỏ lỡ. Tác giả cuống cuồng muốn ôm hết về bản thân mình để say, để uống cạn những gì tốt đẹp nhất;

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Từ ngữ “tôi muốn” được nhắc lại và đặt đầu mỗi câu thơ diễn tả tâm nguyện, nỗi khát khao được sống, được hòa mình với thiên nhiên, được thâu tóm hết những điều tốt đẹp nhất đang diễn ra ở ngoài kia. Dường như Xuân Diệu muốn đoạt đi quyền của tạo hóa. Vốn dĩ nắng, gió là những hiện tượng rất tự nhiên của tạo hóa; nhưng tác giả lại có ý định muốn “tắt nắng” và “buộc gió”. Đó là những việc rất khó khăn, mà thực ra là không thể nhưng Xuân Diệu vẫn muốn đến cháy bỏng. Động từ “tắt” và “buộc” càng khẳng định hơn nữa khát khao mãnh liệt ấy.

Đây có thể xem là cái “tôi” độc đáo và đặc biệt của Xuân Diệu tạo cho người đọc một cảm giác rất riêng, rất mới. Ông muốn ôm hết xuân sắc của đời để sống, để yêu mãnh liệt hơn nữa.

Có lẽ nguyên do ông muốn đi ngược quy luật tạo hóa đó chính là vẻ đẹp quyến rũ, khó cưỡng lại được của thiên nhiên, cảnh vật:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Một đoạn thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm đã lột tả được linh hồn, thần thái của thiên nhiên khi mùa xuân về. Tác giả cứ ngỡ có một “thiên đường trên mặt đất” đang hiện ra trước mắt. Xuân Diệu đã liên tưởng mùa xuân đẹp và mê đắm như “tuần tháng mật” của những cặp đôi. Một sự liên tưởng tinh tế, đầy táo bạo khiến cho người đọc cảm phục thi sĩ.

Điệp từ “này đây” đứng đầu câu vừa mang tính chất liệt kê, vừa mang tính chất khẳng định, nhận mạnh vừa như muốn sở hữu những vẻ đẹp đang tràn đầy ở ngoài kia. Sau mỗi từ “này đây” là một loạt những hình ảnh tươi đẹp hiện ra “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ phơ phất”. Đó đều là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, của những gì thanh khiết và tươi đẹp nhất. Tất cả những hình ảnh ấy khiến cho thi sĩ động lòng và muốn sở hữu. Đây có thể nói là khát khao, là ước muốn mãnh liệt nhất mà Xuân Diệu đang muốn sở hữu.

Ngôn ngữ của Xuân Diệu thật mượt mà, êm ái, đẹp một cách lạ kì kết hợp với giọng thơ gấp gáp, nhanh khiến cho người đọc cũng có cảm giác xốn xang đến khó tả. Đây có thể coi là sự tinh tế, tài hoa của thi sĩ Xuân Diệu.

Chỉ với khổ thơ đầu này, Xuân Diệu đã khiến người đọc mê đắm trước cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng, tuyệt vời của mùa xuân. Đó thực sự là những nét đẹp trong veo của mùa xuân.

Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Bài làm 2

Phong trào Thơ Mới thời kì 1930- 1945 là một nhánh rẽ táo bạo của thơ ca Việt Nam, những hồn thơ tài hoa như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ đã mang tới một màu sắc hoàn toàn mới lạ cho thi ca Việt. Nếu Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã nhận định mỗi tác giả có một hồn thơ riêng, “ảo não như Huy Cận, mở rộng như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyên Nhược Pháp, quê mùa như Nguyễn Bính,rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới,  ông hoàng của thơ tình yêu. Trong thơ Xuân Diệu ta băt gặp một tâm hồn yêu cuộc sống, ham sống tới cuồng nhiệt và cũng chính ông là người mang tới quan niệm nhân sinh mới mẻ và những cách tân nghệ thuật độc đáo.Nhắc tới  thi sĩ này ta nghĩ ngay tới nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một cái tôi khao khát giao cảm với cuộc đờì. Trong suốt cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật của nước nhà thi sĩ đã để lại cho đời vô số những bài thơ hay, giàu giá trị, trong đó “Vội Vàng” là một thi phẩm đặc sắc được rút ra từ tập Thơ Thơ sáng tác năm 1938. Đặc biệt khổ thơ đầu với những lời thơ ngắn gọn nhưng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai mờ. Chỉ với mười ba câu thơ nhưng đã phần nào đưa độc giả đi khám phá hồn thơ chân thật của Xuân Diệu. Ở đó ta thấy tâm hồn của một chàng trai trẻ ham sống, nặng tình với cuộc đời và mong muốn làm những điều tưởng chừng như phi lý để níu giữ lại những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của ty và tuổi trẻ. Nó như một điểm xuất phát để từ đây nhà thơ trình bày những quan niệm táo bạo, mới lạ về thời gian và triết lý sống vội vàng ở những phần sau.

Khổ thơ đầu cho ta thấy một tình yêu cuộc sống tới mãnh liệt của nhân vật trữ tình:

“Tôi muốn tắt nắng đi,

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn  buộc gió lại,

Cho hương đừng bay đi ”

Ở đây nhân vật trữ tình muốn thực hiện những hoạt động kì lạ, muốn “tắt nắng, buộc gió” để “màu đừng nhạt” và “hương đừng bay”. Có lẽ xuất phát từ một con người yêu tuổi trẻ,mê cuộc sống và cũng ý thức được rằng những thứ đó gắn liền với thời gian, mà thời gian trôi đi theo quy luật của tạo hóa sẽ không bao giờ trỏ lại được. Vì thế nhà thơ khát khao thực hiện những hành động có vẻ ngông cuồng, phi lý đó là tắt nắng, buộc gió để giữ lại những gì tươi đẹp nhất của hiện tại, giữ lại cái ấm áp của mùa xuân, giữ lại hương thơm nồng nàn của cuộc đời. Nghĩa là Xuân Diệu muốn đoạt quyền của tạo hóa, muốn chống lại những quy luật vốn có của tự nhiên. Và điều đó là hoàn toàn không thể. Mong muốn ấy như được đẩy lên tới cao trào khi điệp từ “Tôi muốn” được nhắc lai hai lần kết hợp với các động từ mạnh khẳng định khát vọng tới cháy bỏng của nhà thơ rằng tôi muốn giữ được cái đẹp,muốn giữ sức tươi trẻ của ngày hôm nay. Có thể nói đây không chỉ là ước mơcủa riêng mình Xuân Diệu mà còn là của chung nhân loại nhưng khát vọng tới da diết, tới cuồng say và cách mở đầu mới lạ như thế này thì chỉ Xuân Diệu mới có.

Vốn có trái tim đa cảm, tinh tế, Xuân Dịêu thấy cuộc đời đẹp như một bức tranh mùa xuân đang trải ra trước mẳt:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật,

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hang mi

Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa

Điệp ngữ “Này đây” xuất hiện liên tục trong các câu thơ,kết hợp với cách đọc nhanh, khẩn trương đưa ta tới một thế giới mùa xuân tuyệt đẹp với những hương sắc ngọt ngào nhất của tạo hóa. Ong bướm  ngày đầu xuân dập dìu say trong mật ngọt của hoa. một cách diễn tả hoàn toàn mới mẻ của thi sĩ, “tuần tháng mật” chính là cách nói của người phương tây về những ngày tháng đầu tiên của các cặp uyên ương mới cưới, hạnh phúc say đắm trong tuần trăng mật. Xuân Diệu là một trí thức tây học nên ông luôn có những cái nhìn mới mẻ, sáng tạo. Không chỉ có ong bướm say mật ngọt mà hoa cũng trỏ nên xanh hơn,xanh rì trong những cánh đồng nội. Và kìa cành lá không còn cằn cỗi mà đã thay mình thành những cành tơ non phơ phất. Không gian, hình ảnh tràn đầy nhựa sống mà ở đó mọi vẩt đều có đôi có cặp. Mặt đât trở nên hấp dẫn hơn, ngot ngào hơn và thi sĩ có lẽ đang dạo chơi tung tăng, hân hoan trong chính không gian bao la như thiên đàng tuyệt diệu ây. Chỉ có tâm hồn yêu cuộc sống cuồng nhiệt như xuân diệu mới có thể diễn tả đc tất cả diều huyền diệu ây mới thấy được niềm lạc quan của mỗi sáng sớm khi thần vui đến gõ cửa mọi nhà.

Cũng chỉ ở Xuân Diệu mới có cách so sánh độc đáo, mới lạ nhất, ông vi “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Thời gian được nhà thơ lựa chọn chính là những ngày đầu của tháng giềng, của mùa xuân, của năm mới vì thế tất cả cái tươi non, cái sôi nổi trẻ trung nhất của mùa xuân và tuổi trẻ được gói trọn trong một chữ “ngon” thậm chí “ngon như một cặp môi gần”. Ở đây ta dễ dàng hình dung ra đôi môi ấy như của người thiếu nữ đang độ xuân thì với tình yêu phơi phới, trọn vẹn. Hay như cặp môi của những đôi lứa đang yêu nhau. Và rồi khi đang mải miết đắm mình trong hương vị ngọt ngào ấy tác giả chợt giật mình nhận ra thời gian đang từng lúc từng giờ trôi đi một cách nhanh chóng nên:

“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Nghĩa là thi sĩ ý thức được sự vô tình của thời gian và tạo hóa. Ngay giờ phút này đây hãy tỉnh táo vội vàng  tận hưởng cuộc sống tươi đẹp bởi nó là sự một đi không trở lại. Ta cũng thấy điểm lạ trong hình thức trình bày của câu thơ trên, đó là dấu chấm  được đặt giũa dòng thơ như  bước chân đang hân hoan dạo bước trong một khu vườn đầy hương sắc bỗng khựng lại trước ranh giới mong manh, không thể vượt qua được. Trước bao lo âu bởi sự hữu hạn của đời người và cái vô hạn của cuộc đời. Chính vì thế chàng Xuân Diệu nuối  tiếc xuân ngay khi mùa xuân vừa mới tới. Những câu thơ diễn tả tâm trạng vừa sung sướng vừa vội vàng để hưởng thụ cuộc đời. Và cũng từ đây mở ra những dòng tâm trạng mới vội vàng hơn, thiết tha hơn trong những câu thơ tiếp theo.

Khổ thơ đầu đã bộc lộ một tâm hồn yêu đời, ham sống đến khát khao mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Với bút pháp miêu tả, liệt kê Xuân Diệu đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh tràn đầy nhựa sống và sự lung linh của sắc màu vạn vật, đưa người đọc cùng dạo chơi với thi sĩ, cùng tận hưởng những khoảnh khắc đẹp nhất của tuổi trẻ rồi giục dã con người hãy sống nhanh, sống sao cho hết mình, vì chỉ có sống vội vàng ta mới không làm hoang phí thời gian và tuổi thanh xuân. Để có đc một thông điệp mới mẻ này chứng tỏ người thi sĩ phải thật sự tinh tế, nhạy cảm với bước đi của thời gian và Xuân Diệu đã có thể làm nên điều ấy.

0