24/05/2017, 14:08

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Đề tài tiễn biệt trong thơ ca có nhiều vô kể, nếu như Lí Bạch có bài thơ tiễn bạn, Tố Hữu nói về cuộc chia tay quyến luyến của đồng bào Việt bắc với các cán bộc chiến sĩ thì Thâm Tâm cũng có tống biệt hành. Bài thơ như một khúc nhạc ...

Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Đề tài tiễn biệt trong thơ ca có nhiều vô kể, nếu như Lí Bạch có bài thơ tiễn bạn, Tố Hữu nói về cuộc chia tay quyến luyến của đồng bào Việt bắc với các cán bộc chiến sĩ thì Thâm Tâm cũng có tống biệt hành. Bài thơ như một khúc nhạc chia tay đầy da diết lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi. Một tâm trạng như bao chùm. Tuy nhiên nổi bật nhất, khái quát nhất những cảm xúc tâm trạng ấy lại chính là khổ thơ ...

Đề bài:

Đề tài tiễn biệt trong thơ ca có nhiều vô kể, nếu như Lí Bạch có bài thơ tiễn bạn, Tố Hữu nói về cuộc chia tay quyến luyến của đồng bào Việt bắc với các cán bộc chiến sĩ thì Thâm Tâm cũng có tống biệt hành. Bài thơ như một khúc nhạc chia tay đầy da diết lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi. Một tâm trạng như bao chùm. Tuy nhiên nổi bật nhất, khái quát nhất những cảm xúc tâm trạng ấy lại chính là khổ thơ đầu bài:

“Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”

Nói về áng thơ này Tô Hoài có nhận xét rằng: “Nó mang tâm sự của người cầm bút của thời đại, giữa khi cả đất nước và dân tộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa tiến tới Cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại”. Thế nhưng cũng chưa chắc khi vấn đề này còn trở thành đề tài để cho người đời tranh cãi. Có người nghĩ rằng đây là cuộc ra đi của người chiến sĩ cách mạng, chí lớn không thể nào ngăn được là chí lớn bảo vệ tổ quốc và chống giặc ngoại xâm. Thế nhưng lại có người cho rằng chính nhà thơ là người chiến sĩ ấy, và có tài liệu thì nói đó là “Chí nhớn mà đường nhỏ, cuộc đi chưa thấy có căn cứ gì cho nghiệp lớn ngoài sự hăng hái tinh thần… ở lại thì bế tắc, nhưng ra đi thì chưa thấy gì là tươi sáng, cái vẻ bi hùng của Kinh Kha bên sông Dịch thì cũng chẳng lừa được chính mình. Mấy câu thơ kết, lòng người như sụp xuống cả kẻ tiễn lẫn người đi đều tuyệt vọng đến hư vô”. Tóm lại thì ta vẫn thấy được sự chia li cách biệt đầy vấn vương ở đây.

Trước hết hai câu thơ đầu ta thấy được sự chia ly khi đưa tiễn người bạn mình của nhà thơ. Đó là cảnh tượng chia tay hòa nhập vơi nhịp đập của tâm hồn:

“Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?”

Chia tay trong thơ ca nhiều vô kể, thi sĩ Lý Bạch đã có bài thơ rất hay về cuộc chia tay ấy:

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”

phan tich tong biet hanh tham tam

Hay Kiều chia tay Thúc Sinh: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”. Thế nhưng khi đến với Tống biệt hành của Thâm Tâm người ta vẫn không thôi ấn tượng bởi cái chia tay rất riêng ở đây. Nói chung chia tay thì tâm trạng thường buồn và mỗi nhà thơ sẽ chọn cho mình cách tốt nhất để thể hiện cái tâm trạng và sự buồn chia ly ấy. Nhà thơ Thâm Tâm đã chọn cho mình cách thể hiện qua hai nhân vật “người” và “ta”. Hai chủ thể ấy là nơi phát ra những cảm xúc tâm trạng và có sức truyền tải cực kì lớn để người đọc có thẻ cảm nhận được. Cảnh tiễn biệt không được nói nhiều vào không gian hoàn cảnh cụ thể nào đó mà nhà thơ nói cảnh khác để diễn tả lòng mình. Đưa tiễn người ra đi vì chí lớn không hề đưa qua sông vậy mà nhà thơ lại nghe thấy có tiếng sóng ở trong lòng. Như vậy nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nói một cảnh khác để diễn tả một cảnh khác. Ta nhận thấy rằng cảnh chia tay không diễn ra qua sông thế nhưng nhà thơ lại nói thế để bày tỏ nhấn mạnh vào cảm xúc của mình. Có lẽ trước cảnh chia tay ấy thì người tiễn cảm thấy như có sóng ở trong lòng. Những con sóng lòng dâng trào lên niềm thương nhớ vấn vương không muốn rời. Câu hỏi tu từ ấy thể hiện được sự bâng khuâng khó tả của kẻ ở lại. Dõi theo cái dáng của người ra đi mà con tim như đập mạnh hơn, nhịp đập của tim như những nhịp trào dâng của con sống. Hay cũng có thể hiểu rằng sóng lòng kia chính là bao nhiêu lo lắng sợ sóng gió của cuộc đời sẽ mang con người kia đi mãi không trở lại.
Đến hai câu thơ sau thì hình ảnh hoàng hôn buổi chiều như nhuốm cả màu tâm trạng. Nó cũng góp phần thể hiện nỗi buồn thương:

“Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”

Tại sao không ra đi vào cảnh bình minh với ánh nắng tinh khôi mà lại vào buổi chiều khi mọi sự vật trở nên buồn thiu tàn tạ. Có lẽ chính cái hoàng hôn kia thể hiện cái buồn của sự ra đi. Bóng chiều ấy không thắm màu đỏ của mặt trời lặn phía Tây, không vàng vọt mà nó lại mang đến một hoàng hôn đầy vàng vọt trong đôi mắt. Có thể nói một đôi mắt mang đầy bóng hoàng hôn nhưng lại trở được hai tâm trạng của kẻ ở người đi. Con người ra đi vì chí lớn kia lên đường với nghĩa lớn thế nhưng lại mang một nỗi vấn vương lo lắng về những người thân trong gia đình của mình. Nào mẹ, nào chị rồi lại em nữa, những con người ấy sẽ sống ra sao. Mẹ già sẽ thương nhớ ngày đêm khi chưa thấy con trai mãi không về. Nhưng cái chí khí vẫn thôi thúc người lên đường dẫu cho không ngoảnh đầu lại nhưng vẫn cảm nhận được nỗi buồn. Ý chí ấy giống với câu thơ trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Thế còn người ở lại thì sao?. Ánh mắt ấy dường như là của người ở lại. Trong buổi chiều vốn đã buồn ấy người ra đi lại càng làm cho người ở lại thêm buồn hơn. Ánh chiều không thắm không vàng vọt như khẳng định, như nhấn mạnh thêm cái nỗi buồn trong sâu thẳm trái tim của người ở lại hơn. Tâm trạng của người ấy cũng không kém người ra đi, vấn vương quyên luyến lại còn nhiều lo lắng nữa. Nhà thơ thể hiện cấu trúc song hành:

“Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”

Tiếng “sao” kia như cất lên hỏi một cách vô thức trước nỗi buồn ấy. Một câu thơ hoàn toàn thanh bằng, đi liền sau là sự nổi lên của bốn thanh trắc: “có tiếng sóng ở” gợi nên trong mỗi người sự hình dung về hình ảnh của những con sóng của lòng đau đớn vì biệt li, thương nhớ cứ dâng trào lên đến cực điểm.

Như vậy qua đây ta thấy khổ thơ đầu đã mang lại quá nhiều tâm trạng. Cái hay ở chỗ là nhà thơ không chỉ nói lên được cái tâm trạng của người tiễn đưa mà còn nói được tâm trạng của người đi. Họ đi không quay đầu lại biết rằng chí lớn mà con đường kia thì nhỏ và mịt mờ nhưng vẫn đi và vẫn cảm nhận được những lo lắng cho những người thân của mình ở nhà.

0