24/05/2017, 13:02

Phân tích Hội thoại và đối thoại trong Truyện Kiều

Đề bài: Anh chị hãy Phân tích nghệ thuật Hội thoại và đối thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều từ thời đó đến bây giờ vẫn không hề hết sự hấp dẫn đối với người đọc. Có thể nói rằng chính những giá trị nhân văn trong đó đã làm cho tác phẩm của Nguyễn Du có sức sống cho đến tận ngày ...

Đề bài: Anh chị hãy Phân tích nghệ thuật Hội thoại và đối thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều từ thời đó đến bây giờ vẫn không hề hết sự hấp dẫn đối với người đọc. Có thể nói rằng chính những giá trị nhân văn trong đó đã làm cho tác phẩm của Nguyễn Du có sức sống cho đến tận ngày nay. Một tác phẩm hay không chỉ có nội dung hấp dẫn mà cần đến những nghệ thuật biểu hiện. Một tác phẩm truyện ngắn thì cần có những nghệ thuật như :tình huống truyện độc ...

Đề bài: Anh chị hãy Phân tích nghệ thuật Hội thoại và đối thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Truyện Kiều từ thời đó đến bây giờ vẫn không hề hết sự hấp dẫn đối với người đọc. Có thể nói rằng chính những giá  trị nhân văn trong đó đã làm cho tác phẩm của Nguyễn Du có sức sống cho đến tận ngày nay. Một tác phẩm hay không chỉ có nội dung hấp dẫn mà cần đến những nghệ thuật biểu hiện. Một tác phẩm truyện ngắn thì cần có những nghệ thuật như :tình huống truyện độc đáo, chi tiết nghệ thuật, cốt truyện, nội tâm nhân vật, độc thoại đối thoại…một tác phẩm thơ thì cần có những yếu tố nghệ thuật như: hình ảnh, biện pháp tu từ, thể thơ…Thế nhưng truyện Kiều của chúng ta là một tác phẩm truyện thơ thì nghệ thuật của nó là những gì?, có lẽ là tất cả những thứ trên sao. Đúng vậy, với Truyện Kiều chúng ta thấy được những nghệ thuật rất rõ của thơ, đồng thời qua đó ta cũng thấy được những nghệ thuật của truyện mà tiêu biểu là hội thoại và đối thoại.

Có thể thấy rằng tác phẩm viết về nàng Kiều là chính và Nguyễn Du đi vào kể và miêu tả lại cuộc đời của nàng qua những câu chuyện diễn biến và những sóng gió mà Kiều phải trải qua. Thế nhưng chúng ta không thể nào không kể đến những người góp mặt vào cuộc đời ấy. Trong ấy có những người tốt và cũng có những kẻ xấu nữa. Vì thế cho nên Nguyễn Du đã xây dựng lên những cuộc hội thoại và đối thoại giữa các nhân vật với Kiều. Đó là những nhân vật tốt như Kim Trọng, Từ Hải, Thúy Vân, Thúc Sinh và cả những nhân vật xấu đó là Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giam Sinh… qua những đoạn hội thoại ấy ta thấy rõ được tính cách bản chất của những nhân vật.

phan tich hoi thoai va doi thoai trong truyen kieu

Những cuộc hội thoại ấy bao gồm đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Trong số đó độc thoại nội tâm của Kiều khi quyết định bán mình chuộc cha đã được Nguyễn Du dành hai mươi câu thơ cho Kiều độc thoại. Có thể thấy tác giả không chỉ ưu ái Kiều mà còn muốn cho người đọc thấy được những nỗi khổ của bản thân mình. theo như thống kê thì Truyện Kiều có 73 cuộc thoại và 33 lần độc thoại nội tâm thì riêng Thúy Kiều đã nói tới 76 lượt lời trong 45 cuộc thoại với 512 câu thơ và độc thoại nội tâm 18 lần với 130 câu thơ. Nghĩa là trong 3. 254 câu Kiều thì tác giả đã dành riêng cho nhân vật chính 642 câu chỉ để tả lời ăn tiếng nói của nàng (hoặc trong lúc trò chuyện với các nhân vật khác hoặc trong những lúc nàng tự nhủ mình): gần một phần năm tác phẩm. Đó chính là những hội thoại của Kiều với những nhân vật khác chẳng hạn như Kiều nói chuyện với Từ Hải:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Từ rằng: Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi tường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. ”

Hay đó cũng chính là đoạn hối thoại của Kiều với Thúy Vân:

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt cánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Không chỉ thế độc thoại nội tâm trong nhân vật nàng Kiều còn thể hiện rất rõ những nỗi buồn nỗi suy tư đau khổ của người con gái hồng nhan bạc mệnh ấy. Chúng ta chẳng biết đến tâm trạng của nhân vật Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích hay sao:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. ”

Nguyễn Du đã để cho lời nhân vật của mình chiếm tới 1. 212 dòng thơ đối thoại tức một phần ba tác phẩm. Nếu kể cả 211 dòng độc thoại nội tâm thì có tới 1. 423 dòng thơ trên 3. 254 tức 43, 7% dành cho hội thoại. Như vậy có thể thấy những dòng thơ ấy mang tính chất của những bộ tiểu thuyết hiện đại. Nói cách khác Truyện Kiều giống như là một cuốn tiểu thuyết thu nhỏ.

Và xét đến hội thoại trong truyện Kiều thì ta không thể nào không nhắc đến đơn thoại. Nói cách khác thì trong giáo tiếp Truyện Kiều không chỉ có hội thoai hai chiều mà nó còn có hội thoại một chiều. Đó chính là đơn thoại. Ví dụ như:

“Quyết tình nàng mới hạ tình:

Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!”

Hay

““Hổ sinh ra phận thơ đào,
Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong!”

Như vậy có thể thấy được rằng truyện Kiều không những có những nghệ thuật của tác phẩm thơ mà còn có cả những nghệ thuật của truyện nữa. Tiêu biểu ở đây là đặc sắc nghệ thuật hội thoại và đối thoại trong tác phẩm này. Nghệ thuật ấy đã mang đến những tác dụng rất lớn trong việc thể hiện tâm tư tình cảm của nhân vật. Đồng thời qua đó ta thấy được những phẩm chất đáng quý của Thúy Kiều và càng thêm yêu mến nàng

0