23/04/2018, 16:35

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

Đề bài: Em hãy phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo Bài Làm Chí Phèo là kết tinh những thành công của Nam Cao trong đề tài nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước Cách mạng. Tác phẩm Chí Phèo qua hình tượng nhân vật Chí Phèo đã vừa phản ánh xã hội nông thôn trên ...

Đề bài: Em hãy phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo

Bài Làm

Chí Phèo là kết tinh những thành công của Nam Cao trong đề tài nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước Cách mạng. Tác phẩm Chí Phèo qua hình tượng nhân vật Chí Phèo đã vừa phản ánh xã hội nông thôn trên bình diện đấu tranh giai cấp vừa thể hiện vấn đề con người bị tha hóa. Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc đến cảm động cuộc sống đày đọa của người nông dân bị đè nèn bóc lột đến cùng cực mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả hình tượng, tính người.

Chí Phèo vốn là một anh nông dân hiền lành chất phác được dân làng Vũ Đại cưu mang nuôi nấng, nhặt về từ một cái lò gạch cũ bị bỏ hoang gói trong cái váy đụp cũ. 20 năm đầu đời của Chí được sống nương thiện, đi ở cho hết nhà này đến nhà khác khi còn nhỏ, trở thành một thanh niên thì làm canh điền cho nhà Lý Kiến. Thế rồi một tai bay vạ gió đã đổ lên đầu anh Chí, chỉ vì bị bà ba gọi lên bóp chân rồi Lý Kiến ghen bóng ghen gió. Hắn ta dùng quyền lực của mình để đẩy Chí vào trong tù. Nhà tù thực dân khắc nghiệt đã nhào nặn ra một Chí Phèo hoàn toàn khác sau 7,8 năm trong tù. Ra tù hắn “Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!”. Ngoại hình của hắn hoàn toàn thay đổi, khác xa với anh Chí hiền lành ngày xưa. Ngoại hình thay đổi, nhân cách của hắn càng thay đổi ghê gớm hơn. Hắn đã tự tay phá tan bao cảnh yên ấm của những gia đình trong cơn say, trở thành tay sai của Lý Kiến, thay hắn làm bao chuyện bất lương. Từ đây con đường tha hóa của Chí Phèo ngày càng nghiệt ngã, hắn triền miên trong những cơn say và làm mọi thứ khi say. Mà lẽ thường, say rồi thì biết cái gì nữa? Cứ thế Chí Phèo đã trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Hắn càng ngày càng cách xa mọi người, gây bao đau khổ cho dân làng Vũ Đại. Bi kịch tha hóa của Chí Phèo là bi kịch lớn của cuộc đời hắn, chế độ thực dân phong kiến áp bức con người ta đến cùng đường khiến họ phản kháng lại bằng con đường lưu manh. Thế nhưng bi kịch tha hóa liệu có phải bi kịch lớn nhất đời hắn không?

Tưởng đâu những ngày tháng sau này của Chí Phèo cũng chỉ triền miên trong những cơn say, những lần rạch mặt ăn vạ. Sự xuất hiện của Thị Nở đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, có tác động to lớn tới cuộc đời hắn. Hắn gặp Thị tình cờ, hai người ăn nằm với nhau một đêm, sau đêm ấy tình thương của Thị Nở đưa hắn về với xã hội loài người. Thị đã thấy Chí “đáng thương, còn gì đáng thương bằng ốm đau mà nằm còng queo một mình.” Tình thương chân thành ấy thật đáng trân trọng biết bao. Rồi Thị Nở nấu chi Chí bát cháo hành. Một liểu thuốc giải cảm đơn giản trong dân gian nhưng đã khiến mắt Chí ươn ướt  bởi đây là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho, được săn sóc bởi một bàn tay phụ nữ. Hăn nhận ra: những người suốt đời không ăn cháo hành  không biết rằng cháo hành rất ngon. Bát cháo hành loãng kia có thực sự ngon như vậy không? Hay vì nó chứa sự yêu thương, quan tâm mà cả đời này lần đầu Chí được nhận nên sự hạnh phúc khiến hắn cảm nhận thế?

Thế nhưng khi hắn muốn hoàn lương, muốn quay về với giấc mơ ngày xưa “một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.”, nghe thấy nhưng âm thanh vui tươi của cuộc sống thì cũng là lúc bị kịch bị cự tuyệt quyền làm người của hắn đến. Lời nói cay nghiệt của bà cô Thị Nở “…;ai lại đi lấy thằng Chí Phèo!” Thằng Chí Phèo không cha, thằng Chí Phèo chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. Nhục nhã ơi là nhục nhã! Suy nghĩ ấy của bà cô là tiếng nói của định kiến hà khắc, không dung tha và cho những người từng lầm đường lạc lối một lối quay về. Lời nói ấy cắt đứt sợi đây duy nhất kéo Chí Phèo về với xã hội con người lương thiện. Khi Thị ngoay ngoảy cái mông ra về. Chí đã đứng lên gọi lại, đuổi theo thị, nắm lấy tay nhưng thị đã gạt ra và giúi thêm cho một cái khiến hắn lăn khoèo ra đất. Sự níu kéo khẩn khoản của Chí khiến người đọc xót xa biết bao! Cái gạt tay của Thị Nở như đẩy Chí rơi xuống vực thẳm vô tận, không thể cứu vớt.

Vậy là hết, hi vọng cuối cùng hoàn lương của Chí đã bị dập tắt hoàn toàn. Hắn muốn quay về làm con người, hắn khao khát được hòa với mọi người biết bao nhưng có ai chấp nhận một con người như hắn? Bị kịch bị cự tuyệt quyền làm người là bi kịch đau đớn nhất cuộc đời hắn.

Nam Cao đã viết ra một cái kết tham khốc, Chí Phèo định giết Thị Nở nhưng lại vòng đến nhà Lý Kiến. Tưởng nhầm mà không phải, giết Lý Kiến là cái kết tất yếu của sự xung đột giai cấp gay gắt này. Hơn ai hết giờ đây Chí đã tỉnh và nhận ra bi kịch đời mình, kẻ đã hủi hoại đời hắn, sự trả thù gắt gao nói lên mâu thuẩn giữa giai cấp lúc bấy giờ là vô cùng sâu sắc và không thể hòa giải. Qua Chí Phèo, Nam Cao mơ hồ cảm thấy cái khốc liệt của mối mấu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ không gì có thể xoa dịu, cái sức mạnh ghê gớm của mối căm thù giai cấp đang âm ỉ trong lòng trật tự phong khiến nông thôn, càng nén xuống càng dễ bùng nổ không gì có thể dập tắt.

Phạm Loan 

0